Nội dung:

1. Chỉ số HbA1c là gì?

2. Kiểm soát chỉ số HbA1c đúng cách

3. Bí quyết ổn định chỉ số HbA1c ở người mắc tiểu đường

  3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  3.2. Thường xuyên vận động thể dục thể thao

  3.3. Tuân thủ chỉ định dùng thuốc và tái khám

1.CHỈ SỐ HbA1c LÀ GÌ?   

Chữ “Hb” trong chữ HbA1c là đề cập đến một loại Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu; “A1c” là chỉ phần cấu trúc của Hemoglobin có khả năng liên kết với phân tử đường. Từ đó có thể hiểu rằng, HbA1c là chỉ số phản ánh lượng đường trung bình trong máu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể. Khi cơ thể dư thừa lượng đường (glucose) thì Hemoglobin trong tế bào hồng cầu sẽ liên kết với đường tạo ra một lớp bọc dày bên ngoài tế bào hồng cầu. 

Theo nghiên cứu, sự hình thành của HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại trong đời sống của hồng cầu suốt 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. 

Tế bào hồng cầu có tuổi thọ từ 3 đến 4 tháng, do đó việc đo chỉ số HbA1c nên được kiểm tra định kỳ mỗi 3 tháng.

#chi-so-hba1c

Nhiều người thường nghĩ chỉ số HbA1c và chỉ số đường huyết là 1. Trên thực tế, đo chỉ số HbA1c khác với đo đường huyết vì đường huyết chỉ phản ánh tình trạng lượng đường trong máu tại thời điểm đo, còn chỉ số HbA1c đo tỷ lệ phân tử haemoglobin trong máu liên kết với đường trong khoảng thời gian lên đến 3 tháng. Nói cách khác, chỉ số HbA1c cho chúng ta biết lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng qua.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA - American Diabetes Association), chỉ số HbA1c của người khỏe mạnh thường <5.7%. Tuy nhiên, mức chỉ số HbA1c an toàn nhất đối với người bình thường là 5.5%. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c nên giữ ở mức dưới 6.5%. Chỉ cần tăng 1% chỉ số HbA1c là người bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ lên đến 38%, nguy cơ biến chứng mạch máu tăng đến 40%. 

Người mắc bệnh tiểu đường chính là đối tượng có lượng đường trong máu vượt ngưỡng an toàn được khuyến nghị. Lượng đường trong máu càng nhiều, lớp đường trên bề mặt hồng cầu càng dày thì nguy cơ biến chứng tiểu đường xảy ra càng lớn. ‘

Việc đo chỉ số HbA1c giúp các bác sĩ biết được đường huyết người bệnh có được kiểm soát tốt hay không. Do đó, HbA1c đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường, cũng như chẩn đoán tiền đái tháo đường. Kiểm soát được chỉ số HbA1c trong giới hạn cho phép chúng ta tránh được những biến chứng của đái tháo đường gây ra như suy thận, tổn thương dây thần kinh, tổn thương đáy mắt...

Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần phải luôn duy trì chỉ số HbA1c ở mức ổn định bên cạnh việc duy trì chỉ số glucose trong máu.

2.KIỂM SOÁT CHỈ SỐ HbA1c ĐÚNG CÁCH

Kiểm soát mức đường huyết ổn định trong suốt 24h chính là tác động chủ yếu, quan trọng nhất trong việc làm giảm chỉ số HbA1c theo mục tiêu. 

Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường không quan tâm tới chỉ số HbA1c này nhiều, bởi họ chưa biết được tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ điều chỉnh, chữa trị bệnh tiểu đường. Vậy nên người bệnh nào cũng cần hiểu được tầm quan trọng của chỉ số Hiểu được HbA1c, từ đó biết cách kiểm soát chỉ số này một cách an toàn. 

Cách kiểm soát an toàn chỉ số HbA1c đối với người bệnh tiểu đường đó chính là thường xuyên xét nghiệm định kỳ chỉ số HbA1c.

Tần suất xét nghiệm HbA1C tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường kế hoạch điều trị và mức lượng đường cần đạt được. 

Ví dụ: HbA1C có thể được thực hiện:

  • Mỗi năm một lần nếu người bệnh bị tiền tiểu đường

  • Hai lần một năm nếu người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 và không sử dụng insulin và lượng đường trong máu luôn nằm ở phạm vi mục tiêu của điều trị.

  • 4 lần/ năm đối với người mắc tiểu đường tuýp 1.

  • 4 lần/ năm đối với người mắc tiểu đường tuýp 2 và có sử dụng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc gặp khó khăn trong việc giữ mức đường máu trong phạm vi mục tiêu điều trị.

Người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn nếu bác sĩ thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường hoặc người bệnh bắt đầu dùng thuốc mới để điều trị bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c có thể tăng giảm trong các trường hợp dưới đây, phụ thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân để kiểm soát chỉ số này:

#chi-so-hba1c-la-gi

HbA1c tăng cao trong các trường hợp:

  • Tăng nồng độ glucose máu.
  • Bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán, bệnh nhân được kiểm soát kém.
  • Suy thận mạn tính.
  • Thiếu máu.
  • Thiếu sắt.
  • Nghiện rượu.
  • Ngộ độc chì.

HbA1c giảm trong các trường hợp:

  • Mất máu mạn tính.
  • Thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình cầu
  • Sau truyền máu.
  • Sau cắt lách.
  • Sau khi dùng liều lớn vitamin C hoặc E.
  • Có thai.

Ngoài ra, chỉ số HbA1c lý tưởng còn thay đổi tùy vào độ tuổi và tình trạng của từng người bệnh như:

- Chỉ số HbA1c an toàn nói chung là nhỏ hơn 6.5%

- Người mắc bệnh lâu năm nhưng chưa có biến chứng thì chỉ số HbA1c đạt dưới 8% là an toàn.

- Người bệnh đã xuất hiện biến chứng hoặc thời gian bị bệnh tiểu đường trên 15 năm thì chỉ số HbA1c có thể trên 8%.

Khi chỉ số HbA1c này tăng cao, những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện:

Biến chứng ở da: Các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước…

Biến chứng ở mắt: 

Những người không kiểm soát được chỉ số HbA1c thường gây ra các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tăng sinh…

Tổn thương hệ thần kinh:

Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường đều mắc các biểu hiện tổn thương hệ thần kinh. Giữ ổn định chỉ số HbA1c sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương hệ thần kinh cho bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng ở thận: 

Không duy trì ổn định chỉ số HbA1c, biến chứng ở thận khiến cho người bệnh suy giảm chức năng thận, làm giảm chức năng loại bỏ các chất độc hại trong máu.

Đột quỵ:

Ở bệnh nhân tiểu đường, khả năng mắc đột quỵ cao hơn gấp 1,5 lần người bình thường

Đột quỵ có thể gây ra các vấn đề về vận động, đau, tê và các vấn đề về khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc nói. Một số người cũng có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm sau một cơn đột quỵ.

3.BÍ QUYẾT ỔN ĐỊNH CHỈ SỐ HbA1c Ở NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Với người bệnh tiểu đường, duy trì ổn định cả hai chỉ số Glucose và chỉ số HbA1c là điều vô cùng quan trọng. Và dưới đây là một số bí quyết hữu hiệu giúp người mắc bệnh tiểu đường luôn duy trì được chỉ số HbA1c ở mức ổn định:

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Hạn chế thực phẩm nhóm đường bột: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn lớn năng lượng cho cơ thể, đồng thời còn kèm theo một phần nhỏ vitamin. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, không thể dung nạp cùng lúc nhiều năng lượng vào cơ thể. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn các loại gạo lứt, hạt nguyên cám trong bữa ăn hàng ngày. 
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa: Chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường không thể thiếu chất xơ và chất chống oxy hóa. Những nhóm chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho người bệnh mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định, tránh tăng đường máu quá đột ngột sau ăn.
  • Chất xơ và chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả. Ngoài ra, chúng còn là nguồn bổ sung vitamin, các acid amin cùng khoáng chất vô cùng dồi dào cho cơ thể.
  • Thường xuyên bổ sung nhiều vitamin và chất đạm:
  • Thịt, cá, trứng, sữa… là những thực phẩm rất giàu chất đạm, chất sắt và các vitamin cần thiết, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người mắc bệnh tiểu đường cũng không cần kiêng khem quá mức đối với nhóm thực phẩm này.
  • Tích cực bổ sung Thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh: Để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung chất béo từ các nguồn dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu. Bệnh nhân nên hạn chế tối đa sử dụng các loại mỡ động vật, nội tạng động vật hay các thực phẩm chế biến sẵn.

3.2. Thường xuyên vận động thể dục thể thao

#thương-xuyen-van-dong-the-duc-the-thao

Vận động làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Vì khi vận động, cơ thể sẽ tăng cường quá trình trao đổi chất đường để cung cấp năng lượng cho các tế bào với ít sự hiện diện của insulin hơn. Điều này có thể giúp cho việc cải thiện chỉ số HbA1c ở mức duy trì ổn định. Không những thế, việc thường xuyên vận động thể dục thể thao lành mạnh còn giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, stress, tinh thần thoải mái hơn. 

Theo chuyên gia, người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên luyện tập như:

Yoga, chạy bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội. Mỗi ngày người bệnh nên duy trì tập luyện với cường độ vừa phải trong vòng 40-50 phút. Tập luyện rèn sức thường xuyên, không nên bỏ tập quá 2 ngày. 

3.3. Tuân thủ chỉ định dùng thuốc và tái khám

Việc tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Điều là này một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người bệnh tiểu đường luôn giữ được chỉ số HbA1c ở mức ổn định. Việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc trong đơn có thể gây ra những hệ lụy khôn lường đối với người bệnh.

Thường xuyên thăm khám định kỳ để nắm bắt được tình trạng HbA1c của cơ thể, kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cung như phác đồ điều trị bệnh.

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tác dụng duy trì ổn định HbA1c, ổn định đường huyết. 

Trong đó, Advanced Glucose Support của Olympian Labs là sản phẩm chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường hàng đầu trên thị trường.

Sở dĩ đây là sản phẩm đi đầu trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường và giúp ổn định chỉ số HbA1c là bởi Trong mỗi viên Advanced Glucose Support có chứa 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá Dây thìa canh cùng 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 đem đến những công dụng:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch... trong bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose là lựa chọn hàng đầu trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, đặc biệt giúp ngăn ngừa biến chứng nguy cơ của bệnh tiểu đường. 

>>Xem thêm tại đây