Nội dung:

1. Những hiểu biết cơ bản về đo đường huyết tại nhà

2. Những sai lầm thường gặp khi đo đường huyết tại nhà

  2.1. Không rửa tay khi đo đường huyết

  2.2. Sử dụng que thử không đúng

  2.3. Cho máu vào que thử không đúng

  2.4. Theo dõi đường huyết ngay sau khi ăn hoặc ngay trong lúc đói

3. Các giải pháp để giữ đường huyết ổn định

1.NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐO ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ

#nhung-hieu-biet-co-ban-ve-do-duong-huyet-tai-nha

Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose trong máu nhất định để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống. Lượng Glucose này được hấp thụ và chuyển hóa từ các thực phẩm mà chúng ta bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. Nồng độ Glucose trong máu có thể thay đổi do những hoạt động thể dục thể thao, khẩu phần ăn uống hay tâm trạng của mỗi người. Tuy nhiên, khi nồng độ Glucose trong máu luôn giữ ở mức cao sẽ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Khi biết bản thân đã bị tiểu đường, bệnh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu và  các thời điểm vàng để đo lượng đường huyết trong cơ thể và các chỉ số đường huyết tương ứng:

+ Lúc đói (trước bữa ăn): 90-130mg/dL (5-7,2mmol/L)

- Sau khi ăn: dưới 180 mg/dL (tiến hành xét nghiệm 1-2 tiếng sau khi ăn)

- Trước khi đi ngủ: 100-150 mg/dL (6 - 8,3 mmol/L)

Hiện nay, cùng sự phát triển của công nghệ, có nhiều loại máy đo huyết áp tại nhà cho người bệnh với cách dùng đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Nhưng dù với bất kì loại máy nào, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần tiến hành kiểm tra nồng độ Glucose trong máu qua các bước thông thường như sau:

- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và lau khô tay

- Lắp kim lấy máu vào ống hút

- Đặt que thử vào máy theo hướng dẫn

- Thực hiện lấy máu để cho vào máy: Bóp nhẹ vào đầu ngón tay rồi đẩy máu ra

- Nhỏ giọt máu vào que thử rồi đợi kết quả.

Việc đo đường huyết thường xuyên tại nhà giúp người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm soát, duy trì ổn định được lượng Glucose trong máu thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và thay đổi phương pháp điều trị tối ưu nhất. Từ đó, người mắc tiểu đường có thể tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

2.NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI ĐO ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ

Do không phải là những người có chuyên môn sâu rộng về thăm khám bệnh như các y bác sĩ nên khi tự đo đường huyết tại nhà, người mắc tiểu đường vẫn còn mắc phải những sai lầm sau đây: 

2.1. Không rửa tay khi đo đường huyết

Không rửa tay thường xuyên sẽ đối diện nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh truyền nhiễm mà còn nguy hiểm khi đo đường huyết. Nếu để tay bẩn để đo đường huyết thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Do đó, trước khi đo đường huyết, người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết. 

2.2. Sử dụng que thử không đúng

Mỗi que thử chỉ sử dụng 1 lần khi đo đường huyết và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau. 

Bên cạnh đó, cần lưu ý đến hạn sử dụng của que thử và đồng thời bảo quản que trong hộp đựng đặt tại môi trường không quá 30 độ C, tránh bụi bẩn, ẩm mốc… . Đặc biệt, phải nhớ đóng nắp hộp kín sau khi lấy que thử ra.

Tuyệt đối không dùng chung que hay máy của người khác để tránh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường máu. 

Ngoài những vấn đề đã kể trên, trước khi bước vào quá trình sử dụng máy đo chỉ số đường huyết tại nhà hãy chú ý học cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. 

Vấn đề cuối cùng, kết quả không chính xác còn do người bệnh sử dụng que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp, que thử bị rách, bị dơ hoặc đặt que vào máy không đúng vị trí, nên hãy lưu ý.

2.3. Cho máu vào que thử không đúng

Khi đo đường huyết, người bệnh cần ngồi hoặc nằm thoải mái và thả lỏng cơ thể, xoa bóp để máu lưu thông tốt. Khi bắt đầu đo đường huyết tại nhà, người bệnh vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay. Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Khi vuốt và nặn nhẹ sao cho lấy đủ lượng máu xét nghiệm. 

Thế nhưng, một số người bệnh thường không cho đủ lượng máu cần xét nghiệm vào que thử, dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác, thậm chí có người còn để da chạm vào vùng thấm máu sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

2.4. Theo dõi đường huyết ngay sau khi ăn hoặc ngay trong lúc đói

Sau khi ăn 1 – 2 giờ thì chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ đạt mức tối đa. Vì vậy, để đánh giá đường huyết sau ăn, người bệnh cần lấy máu ngón tay sau khi kết thúc bữa ăn 1 – 2 giờ chứ không phải là ngay sau bữa ăn. Nếu như chỉ số đường huyết sau ăn đo được vẫn dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L), chứng tỏ bạn hoàn khỏe mạnh.

Để đánh giá chính xác đường huyết lúc đói, người bệnh cần đo vào buổi sáng, lúc bụng đói và nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Bạn cần đảm bảo chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả nước trái cây, sữa…

3.CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ ĐƯỜNG HUYẾT ỔN ĐỊNH

Để duy trì được lượng đường huyết luôn ổn định, người bệnh nên:

-Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp:Thói quen sống khoa học giúp làm chậm quá trình kháng insulin ở người tiểu đường. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục cho người tiểu đường, bỏ hút thuốc lá, duy trì tâm lý lạc quan, đi ngủ trước 23h, thức dậy khoảng 6h sáng và ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.

Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ, giảm lượng tinh bột và hạn chế ăn muối cũng giúp cho người bệnh tiểu đường có thể duy trì được mức đường huyết ổn định.

- Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể nắm được tình trạng bệnh và thay đổi liệu trình chữa trị phù hợp với cơ thể. Điều này là vô cùng quan trọng bởi vì người bệnh không thể lúc nào cũng chỉ sử dụng được một loại thuốc điều trị.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết:

Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn loại thực phẩm chức năng giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định, duy trì đường huyết. Trong đó, Advanced Glucose của Olympians Labs là sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, được các chuyên gia và người đã sử dụng khuyên dùng.

Với sự kết hợp đồng thời của tinh chất Acid Gymnemic, Benfotiamine và Advanced Glucose mang đến tác dụng hiệp đồng giúp giảm lượng đường trong máu, cân bằng và ổn định chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Olympian Labs - Thương hiệu số một trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị tại Mỹ nên người dùng có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm.  

Advanced Glucose chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bệnh nhân tiểu đường. 

>>Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY