Nội dung:

1. Tại sao phải kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

3. Mẹo kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường

1.TẠI SAO PHẢI KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT LUÔN Ở MỨC ỔN ĐỊNH?

#tai-sao-phai-kiem-soat-duong-huyet-luon-on-dinh

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường, đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống so với mức bình thường thì đây là một tình trạng không tốt của cơ thể.

Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nguyên nhân khởi phát của vấn đề được xác định là vì sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose, kéo theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm…. Khi tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng khác như: xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh. Từ đó, kéo theo ra các biến chứng nguy hiểm khác gồm: tổn thương tim, tổn thương thận, tổn thương hệ thần kinh… 

Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm khuẩn ở nhiều bộ phận trên cơ thể, và những vết thương này khá khó lành do suy giảm miễn dịch.

2.CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bị bệnh đái tháo đường nhiều năm đồng nghĩa với việc khả kiểm soát đường huyết kém theo thời gian và hậu quả sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Trong đó, chủ yếu là ảnh hưởng tới mạch máu nhỏ với những biến chứng điển hình về mắt, thận, thần kinh, và mạch máu lớn với các biến chứng về tim mạch, hoặc cả hai.

– Biến chứng mắt: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương rồi dẫn tới thị lực có thể bị suy giảm hoặc có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.

– Biến chứng về thần kinh: Là biến chứng thường xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường, chúng bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…

– Biến chứng về thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

– Biến chứng về tim mạch: Tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là một trong số những biến chứng hay gặp của người bệnh đái tháo đường.

– Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

3. MẸO KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT LUÔN Ở MỨC ỔN ĐỊNH VÀ NGĂN NGỪA CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

- Kiểm soát khẩu phần ăn:

Kiểm soát khẩu phần ăn giúp điều chỉnh lượng calo và lượng thức ăn tiêu thụ. Từ đó, có thể giúp giảm lượng calo hấp thụ và tránh lượng đường trong máu tăng lên đột ngột sau bữa ăn. Để có thể kiểm soát khẩu phần ăn của mình, người mắc tiểu đường có thể:

+ Cân đo các thành phần nguyên liệu

+ Sử dụng đĩa nhỏ hơn

+ Ăn chậm và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

+ Tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:

Những loại thực phẩm này bao gồm:

+ Các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám: Yến mạch, gạo lứt, các loại đậu…

+ Các loại rau xanh: Bông cải, bí ngòi,...

+ Các loại hoa quả và củ không có chất tinh bột: Táo, dâu tây, cherry…

- Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc:

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh do các hormone tiết ra khi stress như glucagon và cortisol. Theo các nghiên cứu, tập thể dục, thư giãn và thiền định làm giảm căng thẳng đáng kể, từ đó giúp làm giảm lượng đường huyết trong máu tăng cao. Các bài tập và phương pháp thể dục hợp lý như yoga cũng giúp điều chỉnh các vấn đề về bài tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường mãn tính. 

Khi tinh thần và tâm trạng thoải mái, người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ dàng có một giấc ngủ sâu hơn. Khi người bệnh thiếu ngủ, cơ thể sẽ bị ức chế giải phóng các hormone tăng trưởng và tăng nồng độ cortisol. Chính vì thế, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho người bệnh. 

- Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu:

Đo và theo dõi mức đường huyết cũng có thể giúp bạn kiểm soát các chỉ số tốt hơn. Ví dụ, theo dõi đường huyết giúp bạn điều chỉnh bữa ăn hoặc thuốc điều trị sao cho phù hợp.

Việc này cũng sẽ giúp bạn biết cách cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm. Hãy thử đo mức độ đường huyết mỗi ngày và theo dõi các chỉ số trong nhật ký. Đây là một thói quen tốt, cần duy trì ở người mắc bệnh tiểu đường.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ duy trì ổn định đường huyết  Advanced Glucose Support:

Advanced Glucose Support với tác dụng ưu việt như:

+ Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

+ Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

+ Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Với 2 viên uống mỗi ngày, người mắc bệnh tiểu đường có thể yên tâm hơn với lượng đường huyết trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định.

Advanced Glucose Support là sản phẩm của thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ Olympian Labs, nhận được đánh giá cao từ phía các chuyên gia cùng sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng toàn cầu. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn để sống vui, sống khỏe cùng bệnh tiểu đường.

>>Xem thêm tại đây: http://Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường