Nội dung

1. Những nguyên tắc chung trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì

  2.1. Nhóm thực phẩm người mắc tiểu đường nên ăn

  2.2. Nhóm thực phẩm người mắc tiểu đường nên kiên

Thói quen ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường. Không những là khởi nguồn gây bệnh mà thói quen xấu này cũng chính là lý do khiến người bị tiểu đường không thể kiểm soát được lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. 

Chính vì thế, hơn ai hết, những người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Để lên được thực đơn phù hợp, trước hết người bệnh cần nắm được những nguyên tắc chung trong chế độ ăn hàng ngày.  

1.NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

Để đảm bảo an toàn cao nhất cho bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn cần đảm bảo các yếu tố sau: 

#che-do-an-danh-cho-nguoi-tieu-duong

Thứ nhất: Bổ sung đủ nước cho cơ thể với lương từ 40ml/kg trọng lượng mỗi ngày.  

Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể người. Nước không chỉ là dung môi của rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn tham gia tạo thành tế bào, tạo môi trường lý tưởng để hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, việc bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng bởi vì: 

- Uống đủ nước giúp người mắc bệnh tiểu đường trung hòa lượng đường huyết trong máu,duy trì được trạng thái glucose ổn định, tránh tình trạng chỉ số glucose tăng quá cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.  

- Khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường được bổ sung đủ nước hàng ngày, các bệnh lý về da sẽ không còn cơ hội xuất hiện. Uống nước giúp cho quá trình thải trừ các chất chuyển hóa có độc trong cơ thể ra ngoài bề mặt da dễ dàng, thuận lợi, không còn bị “ bí bách, ngưng tụ”. 

- Ngoài ra, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể còn giúp cho người bệnh tiểu đường không còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Mất nước, cơ thể người bệnh sẽ trở nên lờ đờ, thiếu sức sống, không muốn làm việc. 

Thứ hai: Ăn uống đúng giờ, tránh tình trạng bị đói dẫn đến tụt huyết áp.  

Cơ thể mỗi người đều như một chiếc đồng hồ sinh học hoạt động với cơ chế tuần hoàn. Ăn uống, sinh hoạt đúng giờ đối với con người nói chung, người mắc bệnh tiểu đường nói riêng là điều vô cùng quan trọng.  

- Việc ăn uống đúng giờ, hợp lý giúp cơ thể người bệnh sẽ điều tiết sự trao đổi chất trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

- Khi ăn uống đúng giờ với chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn, lượng glucose trong máu sẽ được duy trì ở mức ổn định. Nếu ăn quá sớm, lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhiều sẽ gây nên tình trạng lượng đường huyết tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu ăn quá muộn, người mắc bệnh bị đói bụng sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, gây ra chóng mặt, buồn nôn, không hề tốt cho sức khỏe. 

- Ngoài ra, ăn uống điều độ, đúng giờ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân tiểu đường hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất. 

Thứ ba: Ăn đủ ba bữa mỗi ngày hoặc chia nhỏ thành các bữa ăn.  

Ăn đủ bữa sẽ cung cấp đủ năng lượng trong ngày cho người bệnh. Đồng thời, các chuyên gia cũng  khuyến khích nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế việc hấp thu đường cùng lúc, gây tăng chỉ số đường huyết. 

Thứ tư: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, tránh tình trạng ăn kiêng quá mức và chỉ ăn một loại thực phẩm. 

Mỗi cơ thể cần được bổ sung chất dinh dưỡng phong phú đa dạng từ các nguồn thức ăn. Việc ăn kiêng quá mức hoặc chỉ ăn duy nhất một loại thực phẩm khiến cho chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bị nghèo nàn, cơ thể bị mệt mỏi. 

2.BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ? 

Có thể thấy, việc ăn uống của bệnh nhân tiểu đường không quá khó khăn như nhiều người nghĩ. Chỉ cần đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày như những nguyên tắc trên thông qua nhóm thực phẩm lành mạnh và kiêng đúng những thực phẩm không nên ăn dưới đây, người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

2.1. NHÓM THỰC PHẨM MÀ NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN 

Thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường có rất nhiều thực phẩm để lựa chọn. Tuy nhiên, chúng cần phải đảm bảo cân bằng ba yếu tố về thành phần dinh dưỡng là carbohydrate, lipid và protein theo các tiêu chí như sau:.  

- Protein: Lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần. 

- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

- Glucid: Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. 

 Dưới đây là nhóm các thực phẩm chứa 3 yếu tố trên mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dành cho bệnh nhân tiểu đường: 

nguoi-bi-tieu-duong-nen-an-gi

Thực phẩm nhóm đường bột: 

Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn lớn năng lượng cho cơ thể, đồng thời còn kèm theo một phần nhỏ vitamin. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, không thể dung nạp cùng lúc nhiều năng lượng vào cơ thể. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn các loại gạo lứt, hạt nguyên cám trong bữa ăn hàng ngày.  

Với những loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nhiều năng lượng như khoai mì, khoai tây, bánh gạo… cần hạn chế đến mức tối đa hoặc cắt chúng ra khỏi thực đơn. Trong trường hợp cố tình ăn nhiều các loại thực phẩm này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc bị tăng nồng độ Glucose trong máu, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.  

Thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa: 

Chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường không thể thiếu chất xơ và chất chống oxy hóa. Những nhóm chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho người bệnh mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định, tránh tăng đường máu quá đột ngột sau ăn. 

Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ lượng chất xơ trung bình  ít nhất 14g/1000kcal/ngày. Nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và nam giới là 38g/1000kcal/ngày. 

Chất xơ và chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả. Ngoài ra, chúng còn là nguồn bổ sung vitamin, các acid amin cùng khoáng chất vô cùng dồi dào cho cơ thể. 

Bệnh nhân mắc tiểu đường ngoài chế biến rau củ quả bằng cách luộc, hấp thông thường thì có thể đổi bữa bằng các trộn salad  hoặc các món cuộn… Vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. 

Thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất đạm: 

Thịt, cá, trứng, sữa… là những thực phẩm rất giàu chất đạm, chất sắt và các vitamin cần thiết, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người mắc bệnh tiểu đường cũng không cần kiêng khem quá mức đối với nhóm thực phẩm này. Nếu người mắc bệnh tiểu đường là người thừa cân, béo phì thì nên bổ sung chất đạm, vitamin bằng các loại thịt nạc, không nên ăn thịt có nhiều mỡ, các loại da động vật.  

Người bệnh cũng nên ăn bổ sung thêm các loại đạm từ thực vật như đậu phụ hoặc sữa đậu nành… Tuy nhiên, khi ăn người bệnh nên pha đường ăn kiêng hoặc không ăn đường là tốt nhất. 

Thực phẩm cung cấp chất béo:  

Tỉ lệ chất béo được khuyến cáo trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chiếm khoảng 25% tổng năng lượng cung cấp, không nên vượt quá 30%. Để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung chất béo từ các nguồn dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu. Bệnh nhân nên hạn chế tối đa sử dụng các loại mỡ động vật, nội tạng động vật hay các thực phẩm chế biến sẵn. 

2.2. NHÓM THỰC PHẨM NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN KIÊNG 

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm, người mắc tiểu đường cũng cần chú ý hạn chế những thực phẩm có hại sau: 

- Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các chất kích thích… Rượu, bia có thể khiến hạ đường huyết rất nhanh, đặc biệt uống khi đói.  

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Vì trong các thực phẩm này có chứa số lượng lớn chất bảo quản và có hàm lượng muối rất cao. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhạt, giảm tiêu thụ muối để ổn định đường huyết. 

nguoi-bi-tieu-duong-nen-kieng-gi

- Hạn chế ăn các loại đường hấp thụ nhanh: mứt hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt… 

- Không nên ăn trái cây khô vì loại này có lượng glucid trên 20%. 

- Người bệnh cũng nên thăm khám bác sỹ định kỳ thường xuyên để theo dõi các chỉ số sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày.  

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và thăm khám bác sỹ định kỳ, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng kết hợp các thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ ổn định và duy trì đường huyết.  

Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn loại thực phẩm chức năng giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định, duy trì đường huyết. Trong đó, Advanced Glucose của Olympians Labs là sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, được các chuyên gia và người đã sử dụng khuyên dùng. 

Với sự kết hợp đồng thời của tinh chất Acid Gymnemic, Benfotiamine và Advanced Glucose mang đến tác dụng hiệp đồng giúp giảm lượng đường trong máu, cân bằng và ổn định chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

advanced-glucose-ho-tro-on-dinh-duong-huyet

Advanced Glucose là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Olympian Labs - Thương hiệu số một trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị tại Mỹ nên người dùng có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm.   

Advanced Glucose chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bệnh nhân tiểu đường.

>> Xem thêm:  Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường