1.NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
- Tiểu đường tuýp 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
- Tiểu đường tuýp 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về tiểu đường type 1, type 2 trước đó.
2. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
2.1.Dùng thuốc điều trị bệnh sai cách
Việc dùng thuốc đúng cách để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Thế nhưng, không ít trường hợp người bệnh mắc phải những lỗi sai trong cách sử dụng thuốc điều trị, gây ra những tác hại khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-Bỏ hẳn thuốc Tây, chuyển qua dùng thuốc nam, Đông y hoặc thực phẩm chức năng:
Một sai lầm mà rất nhiều người bệnh mắc phải hiện nay là họ thường cho rằng thuốc Tây không thể điều trị bệnh tận gốc và có nhiều tác dụng phụ. Do đó, họ có xu hướng bỏ thuốc Tây, chuyển sang sử dụng các phương pháp khác như thuốc nam, Đông y, thậm chí là các phương pháp truyền miệng chưa rõ nguồn gốc. Điều này khiến bệnh tình trở nặng, gây ra các biến chứng về mắt, thận, tim mạch, biến chứng bàn chân và nhiều biến chứng khác cực kỳ nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Rất nhiều người bệnh đã bỏ thuốc Tây, chuyển sang sử dụng các viên thuốc “không tên”, được quảng cáo là “thần dược” điều trị đái tháo đường. Ban đầu, những viên thuốc này đem lại hiệu quả ngay lập tức, người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các loại thuốc này mất dần tác dụng, ngược lại còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Những viên thuốc như vậy đi kiểm định thì phát hiện chúng có chứa phenformin – một loại thuốc điều trị đái tháo đường đã bị cấm lưu hành từ lâu vì nguy cơ gây toan máu do nhiễm axit lactic cao với tỷ lệ tử vong lên đến 50%, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi và suy thận.
Người bệnh trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị đái tháo đường nào cũng cần trao đổi với bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng tương tác giữa các thành phần, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không nghe theo những lời lan truyền về phương pháp điều trị không chính thống, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.
-Tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc bỏ dùng thuốc:
Nhiều người khi thấy đường huyết ổn định một thời gian thường có tâm lý lơ là việc uống thuốc, uống “bữa đực bữa cái” hoặc tự ý giảm liều, thậm chí bỏ dùng thuốc hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng.
Mặt khác, lại có những người quá nôn nóng, lo lắng về đường huyết tăng cao mà tăng liều thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tăng liều lượng thuốc có thể khiến đường huyết giảm quá nhanh gây ra hạ đường huyết, làm người bệnh ngất xỉu hoặc hôn mê. Đồng thời, điều này cũng làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
-Sử dụng mãi một liều lượng thuốc, không điều chỉnh thuốc để phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại cơ thể.
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, tiến triển theo thời gian. Trong mỗi giai đoạn, bệnh sẽ cần được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau để tối ưu hiệu quả ngăn ngừa biến chứng. Nếu người bệnh chỉ sử dụng mãi một đơn thuốc mà không tái khám, cập nhật và phối hợp các loại thuốc cần thiết, hiệu quả điều trị và phòng ngừa sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, một số người bệnh hiện đang áp dụng đơn thuốc trị đái tháo đường của người quen hoặc người thân. Theo các bác sĩ chuyên khoa, không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia vì mỗi người bệnh có một mục tiêu điều trị khác nhau, thể trạng, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị, các bệnh lý đi kèm nếu có cũng khác nhau. Người bệnh cần trực tiếp thăm khám và theo dõi bệnh tình thường xuyên với bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc để có kết quả tốt nhất.
2.2. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu cân đối
Nhiều người bệnh cho rằng khi bị tiểu đường thì nên kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa đường và tinh bột, vì khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu, gây mất kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh đái tháo đường nên xây dựng và duy trì chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất, bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Về lượng tinh bột nên nạp vào cơ thể hàng ngày, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn mức phù hợp, tránh tiêu thụ quá mức gây tăng đường huyết.
2.3. Theo dõi đường huyết không đúng cách
Người bệnh đái tháo đường thường xuyên phải theo dõi đường huyết của mình bằng thiết bị đo chuyên dụng. Tuy nhiên, nhiều người mắc sai lầm là họ chỉ đo đường huyết khi đói mà không đo đường huyết sau khi ăn, hoặc ngược lại.
Trên thực tế, cả hai chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn đều có ý nghĩa quan trọng và người bệnh cần theo dõi, kiểm soát chúng. Đối với người bị tiểu đường và điều trị bằng thuốc, giá trị an toàn của các chỉ số đường huyết như sau:
- Đường huyết ngẫu nhiên: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói: 80-130 mg/dL (tức nhỏ hơn 7 mmol/dL)
- Đường huyết sau ăn: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
2.4. Không học cách sơ cứu hạ đường huyết
Ngoài việc phải đối diện với nỗi lo tăng đường huyết, người bệnh cũng cần chú ý đến tình trạng hạ đường huyết khi sử dụng thuốc điều trị. Trong nhiều trường hợp, việc hạ đường huyết quá mức có thể khiến người bệnh ngất xỉu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Việc không biết cách cấp cứu trong trường hợp này có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh và người nhà cần có những kiến thức về nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết cũng như cách cấp cứu để xử lý kịp thời trong trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết.
Hạ đường huyết khi đường huyết dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L). Khi có triệu chứng hạ đường huyết trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thăm khám ngay nếu bị hạ đường huyết nặng hoặc báo cho bác sĩ khi tái khám. Triệu chứng hạ đường huyết thường bao gồm hồi hộp, hoa mắt, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân lạnh, run tay chân… tùy từng trường hợp người bệnh cần can thiệp các biện pháp sau:
- Nếu người bệnh bị nhẹ, vẫn còn tỉnh táo, cần cho uống ngay nước đường hoặc các thức uống chứa đường. Sau một lúc có thể cho dùng thêm sữa, cháo, hoa quả, bánh kẹo…
- Nếu người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn mê, người nhà không nên cho ăn uống để tránh bị sặc đường hô hấp mà cần gọi ngay cho cấp cứu để được điều trị kịp thời.
2.5.Không tái khám thường xuyên
Nhiều người bệnh khi có đường huyết ổn định thường chủ quan, không tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ. Tuy nhiên, việc tái khám bệnh là cực kì cần thiết để giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến của tiểu đường và hiệu quả điều trị của thuốc để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị tiểu đường khi dùng trong thời gian dài có thể bị giảm tác dụng theo thời gian. Nếu người bệnh không điều chỉnh đơn thuốc mới, hiệu quả điều trị sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Để có thể sống chung với bệnh tiểu đường một cách hòa bình và ít hại tới cơ thể nhất, người bệnh nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên để luôn kiểm soát được lượng đường huyết ổn định. Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết Advanced Glucose Support.
Advanced Glucose là lựa chọn tuyệt vời theo đánh giá của chuyên gia cũng như người bệnh đã từng sử dụng. Để nhận được đánh giá tốt trong quá trình ổn định chỉ số đường huyết như vậy, đó là nhờ vào điều ẩn chứa đằng sau mỗi viên Advanced Glucose do thương hiệu Olympian Labs nghiên cứu và sản xuất.
Cụ thể, mỗi viên advanced Glucose có chứa đến: 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá dây thìa canh, 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 có tác dụng:
- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.
- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.
- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.
Advanced Glucose là sản phẩm của Olympian Labs – Thương hiệu số 1 về dòng sản phẩm hỗ trợ và điều trị tại Mỹ, nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn sử dụng.
>>Xem thêm tại: http://Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường