Nội dung

I. Cấy ghép tụy: Hy vọng chữa bệnh tiểu đường được nhiều người mong chờ

II. Giải đáp: Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?

 

I. CẤY GHÉP TỤY: HY VỌNG CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI MONG CHỜ

Theo nhận định của các nhà khoa học của Đại học Manchester (Vương quốc Anh), bệnh tiểu đường có hy vọng được chữa khỏi hoàn toàn bằng các liệu pháp điều trị hiện đại. Trong đó, cấy ghép tụy là một trong những giải pháp đã và đang thu được hiệu quả vô cùng khả quan.

Cụ thể:

Phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể được áp dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Tuyến tụy được cấy ghép thành công sẽ giúp cơ thể khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1.300 ca ghép tụy thành công cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 83% trong số họ đã không phải sử dụng Insulin sau 1 năm cấy ghép (coi như đã khỏi bệnh hoàn toàn). Tuy nhiên, nguồn tuyến tụy khan hiếm cùng với việc người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nên họ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Cấy ghép tụy: Hy vọng chữa bệnh tiểu đường được nhiều người mong chờ

Ngoài cấy ghép tụy, để điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, nhiều biến pháp khác cũng đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Trong đó, liệu pháp tế bào gốc và cấy ghép tế bào beta là 2 cách đem lại hiệu quả có phẩn nổi bật hơn cả.

Cụ thể:

Đối với liệu pháp tế bào gốc: Các tế bào gốc sẽ cấy ghép vào cơ thể để phát triển thành các tế bào beta – tế bào tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin. Kết quả của các nghiên cứu bước đầu cho thấy, liệu pháp này có thể giúp cải thiện rõ rệt quá trình trao đổi glucose và tăng độ nhạy cảm của insulin.

Với phương pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Sự tổn thương và suy giảm chức năng của các tế bào beta được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Liệu pháp cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy giúp cơ thể cảm nhận mức đường trong máu và kích hoạt sản sinh lượng insulin phù hợp để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, sau cấy ghép người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc để giữ cho tế bào ghép không bị thải loại nên chỉ có 8% trong số người bệnh ghép tiểu đảo tụy có thể giữ được đường huyết ổn định.

II. GIẢI ĐÁP: MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Với những kết quả ghi nhận được từ thực tế điều trị bệnh tiểu đường bằng biện pháp ghép tụy hay liệu pháp tế bào gốc, ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy có thể thấy, chúng vẫn còn chưa hoàn chỉnh và đang trong quá trình cải tiến.

Tuy nhiên, đây chính là những bước tiến mới giúp mở ra nhiều hy vọng điều trị bệnh tiểu đường và chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường trong tương lai. Song “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?” vẫn chưa có lời khẳng định “chắc nịch” là đã chữa được mà vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Cấy ghép tụy: Hy vọng chữa bệnh tiểu đường được nhiều người mong chờ

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn dù bạn mới mắc bệnh hay mắc bệnh trong thời gian dài, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Với bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy – là nơi sản xuất ra insulin bị phá hủy không có khả năng tiết insulin nên để hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ chờ vào việc cấy ghép.

Riêng với đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào chứ không đơn thuần chỉ là đường huyết tăng cao. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) mới chỉ có kháng insulin và điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc thì có cơ hội chữa khỏi. Nhưng phát hiện ở giai đoạn muộn, đã bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì rất khó chữa dứt điểm. Vì khi đó, tuyến tụy đã bị suy kiệt cộng với kháng insulin và những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ khiến người bệnh kiểm soát đường huyết khó khăn hơn, nguy cơ bị biến chứng cao do glucose máu lên xuống thất thường.

Mặc dù chưa chữa khỏi nhưng người tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc hạ đường huyết và những giải pháp hỗ trợ điều trị khác.

Tuy nhiên, thuốc không phải ai và lúc nào cũng có thể dùng mà phải theo chỉ dẫn khắt khe từ bác sĩ. Đồng thời, việc dùng thuốc lâu dài vốn không chữa dứt được bệnh và cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người bệnh tìm đến những giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn và thân thiện hơn như dùng:

- Acid Gymnemic trong dây thìa canh là kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát, cân bằng lượng đường trong máu.

- Benfotiamine giúp tăng cường tổng hợp enzyme hoạt lực thấp transketolase: transketolase giúp làm giảm quá trình thủy phân glycogen giải phóng glucose, do đó giúp cải thiện mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

- Vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi những tác động có hại của tình trạng nồng độ đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường.

Ở thời điểm hiện tại, để ổn định chỉ số đường huyết luôn ở mức tốt nhất, Olympian Labs Advanced Glucose Support chính là giải pháp tuyệt vời nhất mà người bệnh tiểu đường nên chọn. Vì trong 1 viên Advanced Glucose có chứa đến: 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá dây thìa canh, 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 - Mang đến tác dụng hiệp đồng giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose của Olympian Labs – Thương hiệu số 1 về dòng sản phẩm hỗ trợ và điều trị tại Mỹ, nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn sử dụng.

>>> Xem thêm: Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường