I. Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường dễ phát hiện nhất
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với cái tên khác là đái tháo đường. Căn bệnh này là tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, lượng đường trong cơ thể tăng lên thậm chí không kiểm soát được. Nguyên nhân của bệnh do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Dựa vào đặc điểm của từng người bệnh tiểu đường, nó được chia làm 3 loại: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
2. Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Biểu hiện thời gian đầu của bệnh tiểu đường rất nhẹ, thậm chí còn không có biểu hiện gì. Đó là lý do hầu hết các bệnh nhân mắc tiểu đường khi phát hiện ra bệnh đều trong tình trạng nặng và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biểu hiện chung của cả 3 loại tiểu đường. Hãy theo dõi:
- Đói và mệt: Quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể từ thức ăn thành glucose để nạp năng lượng cho tế bào. Nhưng cơ thể khi mắc tiểu đường sẽ không tạo ra đủ insulin. Từ đó, glucose không thể cung cấp được năng lượng cho tế bào. Điều này khiến các bệnh nhân cảm thấy đói và luôn mệt mỏi.
- Đi tiểu nhiều, khát nước: Những người đái tháo đường do lượng đường trong máu cao dẫn đến việc thận sẽ không tái hấp thụ glucose trở lại cơ thể. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu trong khi lại mất nước dẫn đến tình trạng tần suất đi tiểu gia tăng trong khi người bệnh luôn rơi vào tình trạng khát nước.
- Khô miệng, da nứt nẻ gây ngứa: Cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng lớn chất lỏng vì đi tiểu quá nhiều. Vì vậy, cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, miệng cảm thấy khô, da nhăn nheo, kích rít và thấy ngứa rất khó chịu.
- Thị lực giảm: Nước trong cơ thể bị mất đi đồng nghĩa các tế bào sống của cơ thể đều rơi vào tình trạng thiếu nước. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mất nước do tiểu đường còn khiến mắt bạn sưng lên, mờ đi, khiến thị lực bị suy yếu.
- Nhiễm trùng nấm men: là loại nấm men có khả năng ăn glucose. Nó thường xảy ra ở các vết gấp của da, đặc biệt là các vùng da giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
- Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Lượng đường trong máu cao trong suốt một thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn thương thần kinh, khiến cơ thể khó chữa lành vết thương.
Tất cả những triệu chứng trên chỉ là một phần biểu hiện của căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các triệu chứng này giúp chúng ta dễ nhận biết và phát hiện bệnh tiểu đường sớm hơn cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp cải thiện tình trạng bệnh trong cơ thể.
II. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa tại nước ta. Theo thống kê, trong tổng số bệnh nhân tử vong do tiểu đường thì đến 70-80% số người chết do biến chứng liên quan đến tim mạch. Số bệnh nhân mắc tiểu đường có biến chứng tim mạch tử vong cao gấp 2-3 lần người tiểu đường có các biến chứng khác. Tỷ lệ tử vong do mắc tiểu đường chỉ đứng sau bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến máu não và ung thư. Một số biến chứng của căn bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Biến chứng tim mạch.
- Biến chứng thận.
- Biến chứng thần kinh.
- Biến chứng thị giác.
- Nhiễm trùng cơ thể.
Chính vì thế, nên việc phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này sẽ bảo vệ sức khỏe cơ thể được tốt hơn.
>>>Tham khảo: Bí quyết kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường.
III. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà
Tiểu đường tuýp 2
Các bệnh nhân một khi đã mắc tiểu đường thường sẽ phải sống chung với nó suốt đời. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh có một lối sống lành mạnh và theo dõi sát sao tình trạng đường trong cơ thể một cách thường xuyên.
1. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống của người tiểu đường sẽ được xây dựng nhằm mục đích giảm hàm lượng cholesterol, giảm cân nặng cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim, căn bệnh mà bệnh nhân tiểu đường thường mắc phải. Tiêu chí xây dựng chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân tiểu đường đó là khi trong bữa ăn của bạn có nhiều rau quả, ngũ cốc, đậu, các loại hạt và chất đạm. Tích cực bổ sung nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống theo các tiêu chí:
- Giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể xuống 25% tổng số calo hàng ngày.
- Ăn không quá 7% calo hàng ngày từ chất béo bão hòa (có trong các loại thịt) và bổ sung 20% chất béo không bão hòa trong các loại dầu thực vật hoặc các loại hạt.
- Duy trì lượng cacbonhydrat từ 50-60% lượng calo hàng ngày.
- Duy trì 20-30g chất xơ/ngày.
- Bổ sung 15-20% lượng protein/ngày.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường bạn có thể tham khảo như:
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch…; rau củ: cà rốt, củ cải, củ sen, sắn dây, bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây, tía tô, bồ ngót, chùm ngây, xà lách…; đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu phụ, trái cây đúng mùa: bơ, táo, cherry, gấc.
- Cá hồi, cá trích, cá ngừ; thịt gà không da; sữa chua tách béo không đường, trứng.
- Rau cải, dưa leo, dâu tây, việt quất, táo, đào, cherry...
2. Thể dục thể thao hợp lý
Rèn luyện thể chất là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Thể dục thể thao thường xuyên giúp người bệnh kiểm soát được cân nặng, cải thiện tình trạng sức khỏe, trí nhớ và đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường. Vận động giúp điều hòa nhịp tim cũng như kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường tốt hơn. Ngoài ra, thể dục còn giúp xương khớp, gân cốt trở lên dẻo dai linh hoạt hơn rất nhiều. Từ đó nâng cao sức khoẻ tổng thể của bạn.
3. Chế độ sinh hoạt điều độ
Dù là những người đang gặp các vấn đề về tiểu đường hay một người bình thường muốn có một sức khỏe tốt đều cần có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý. Đối với riêng bệnh nhân tiểu đường, ngủ đủ giấc giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu, giảm chứng thèm ăn, giúp tinh thần bệnh nhân thoải mái. Vì vậy tăng hiệu quả hoạt động của insulin trong cơ thể. Từ đó, điều hòa tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân cần trang bị một số trang thiết bị để kiểm soát lượng đường trong máu hàng ngày và có sự thay đổi thích hợp trong sinh hoạt hàng ngày phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
4. Uống bổ sung thực phẩm chức năng
Ngoài kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chế độ sinh hoạt điều độ những người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thêm một số sản phẩm chức năng. Các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hoặc một số loại thuốc theo lời khuyên của bác sĩ. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cải thiện đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Một sản phẩm đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng hiện nay đó là sản phẩm Advanced Glucose Support.
Advanced Glucose Support là một sản phẩm chuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường đến từ thương hiệu Olympian Labs. Advanced Glucose là sản phẩm được sản xuất từ 100% thành phần tự nhiên với thành phần quý hiếm như lá dây thìa canh, Benfotiamine, Vitamin B1, … tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe nhất tại thị trường Mỹ như: không biến đổi gen, không protein có hại Gluten, không chứa các chất gây dị ứng và hoàn toàn phù hợp với người ăn chay. Sử dụng sản phẩm có tác dụng:
- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.
- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.
- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.
Đây là sản phẩm rất đang sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Lời kết: Trên đây là những thông tin về dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà chúng ta dễ dàng phát hiện ra trong cuộc sống thường ngày. Hy vọng qua bài viết này, giúp bạn đọc có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.