Nội dung

I. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2

II. Nguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

III. Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường tuýp 2

IV. Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất tại nhà

1. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

2. Tránh sử dụng đồ uống có cồn

3. Thể dục thể thao đều đặn

4. Ngủ đủ giấc

5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết

I. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2

tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường được biết đến là căn bệnh chuyển hóa mạn tính. Khi đó, cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin được. Khi cơ thể khỏe mạnh, thường sẽ lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong các dưỡng chất đó, glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho tế bào, não và cơ hoạt động. Nhưng cơ thể chỉ sử dụng được glucose khi có insulin. Insulin được biết đến là một hormone tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp đường từ máu chuyển vào tế bào. Từ đó cơ thể chuyển hóa và tạo ra năng lượng

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một loại tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Trong đó người bệnh tiểu đường tuýp 2 có đặc điểm lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Phần lớn các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 tại Việt Nam do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động hoặc do tình trạng béo phì và các tác nhân khác từ môi trường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh diễn biến âm thầm mà người mắc bệnh không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, tình trạng bệnh tiểu đường diễn biến kéo dài và âm thầm tiến triển có thể dẫn đến nhiều biến chứng và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

II. Nguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

1. Nguyên nhân

Tiểu đường tuýp 2

Bản chất của tiểu đường tuýp 2 do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính phải kể đến:do yếu tố di truyền và do môi trường. 

- Yếu tố di truyền: Gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoắc chức năng tuyến tụy. Khi những bất thường về gen di truyền chồng chất lên nhau sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ khởi phát hơn.

Tiểu đường tuýp 2

- Yếu tố môi trường: Là sự gia tăng lượng hấp thụ chất béo do béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống không khoa học. Chính sự ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, ăn uống không lành mạnh góp phần khiến tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường ngày càng gia tăng.

2. Biểu hiện

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng hầu hết có triệu chứng bệnh không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Bệnh thường được phát hiện khi bệnh trở nặng và bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng đường huyết ketosis và nhiễm toan ceton, sẽ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều nước, đa niệu, cảm giác mệt mỏi và sụt giảm cân nặng…

- Khát nước và đi tiểu liên tục: Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh tiểu đường. Khi bạn bị tiểu đường loại 2 đồng nghĩa với thận của bạn không hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó sẽ tích tụ trong nước tiểu và làm các tế bào mất nước. Chính điều đó, khiến bạn đi tiểu nhiều và luôn rơi vào tình trạng khát nước. Khi khát, bạn sẽ liên tục uống thêm nước và dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần.

- Mệt mỏi, kiệt sức: Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do cơ thể phải thức và đi tiểu nhiều lần. Từ đó, gia tăng sự mệt mỏi trong cơ thể.

- Giảm cân đột ngột không rõ lý do: Insulin có tác dụng kích thích quá trình đồng hóa, bởi nó bảo vệ hệ cơ và hệ mỡ của cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để điều hòa đường máu thì tình trạng cân nặng bị suy giảm đột ngột là điều dễ xảy ra. 

- Da khô và ngứa: Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể thay đổi dẫn đến tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Bên cạnh đó, da chịu tổn thương do lượng đường nhiều trong máu tác động lên. Vì vậy, da không được nhận đủ các chất dinh dưỡng và oxy. Kết quả là nó không còn lưu giữ độ ẩm giống như bình thường, gây khô và tổn thương nhanh hơn.

- Cảm giác tay chân không thật, đau nhức: Những người bị tiểu đường thường sẽ có cảm giác tay chân không thật. Cảm giác này khiến người bệnh cảm thấy châm chích ngoài da, kèm theo cảm giác nóng, ngứa ngáy như kiến bò. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn thương do đường huyết trong máu cao, quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Tình trạng tay chân tê bì khó chịu còn diễn ra vào ban đêm gây mất ngủ. Khi tình trạng này xảy ra lâu dài và chuyển biến nặng, bệnh nhân có thể không còn cảm giác đau đớn và rơi vào trạng thái tê liệt.

- Mắt mờ: Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó sẽ được vận chuyển tới tròng mắt. Đồng thời làm thay đổi khúc xạ tròng mắt và khiến mắt không thể tập trung tốt. Lúc này, bạn sẽ gặp phải hiện tượng mắt nhìn mờ, không rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày.

- Hay đói: Khi cơ thể không đủ insulin hoặc lượng insulin phân bổ trong cơ thể không hiệu quả. Nó sẽ chuyển đường vào tế bào cùng các cơ khác, khiến bạn mất đi năng lượng. Đồng thời, tình trạng đói lả khiến bạn cảm thấy thèm ăn và bổ sung thêm nhiều calo để gia tăng năng lượng.

Khi bạn phát hiện cơ thể thường xuyên xảy ra những triệu chứng trên, rất có thể bạn đã bị mắc tiểu đường hay tiền tiểu đường. Vì vậy, điều bạn cần làm là nên đi khám tại các cơ sở y tế cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp và nên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

III. Biến chứng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường tuýp 2

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh rất nguy hiểm, nó không có những biểu hiện rõ ràng  và diễn biến thầm lặng. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, người bệnh mới phát hiện. Lúc này bệnh đã trở nặng và có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

1. Biến chứng mạn tính

- Biến chứng tim mạch: Tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

- Biến chứng thận: Tiểu đường tuýp 2 có khả năng gây ra tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

- Biến chứng thần kinh: Thần kinh là nơi dễ bị tổn thương nhất đối với các bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa…

- Biến chứng thị giác: Hầu hết bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose trong máu cao liên tục cùng huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chín gây ra bệnh lý võng mạc.

- Nhiễm trùng cơ thể: Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó dẫn đến cơ thể dễ nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền...Tình trạng nhiễm trùng kéo dài lâu, dai dẳng và rất khó điều trị.

- Nguy hiểm với phụ nữ mang thai: Glucose tồn tại trong máu với lượng lớn sẽ khiến thai nhi bị thừa cân. Nó tiềm ẩn nguy cơ tai biến sản khoa cho mẹ và bé. Các vấn đề xảy ra có thể kể đến: nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

- Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 còn có thể làm tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da...

2. Biến chứng cấp tính

- Hạ đường huyết: Khi chỉ số đường huyết hạ xuống dưới 3,6mmol/l. Nguyên nhân có thể dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống quá kiêng khem. Dấu hiệu xảy ra khiến bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, chân tay run rẩy, choáng váng. Hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời rất dễ khiến người bệnh hôn mê và dẫn đến tử vong.

- Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

- Nhiễm toan ceton: là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit, đây là kết quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate. Bệnh rất nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị sát sao. Tình huống xấu nhất xảy ra khiến người bệnh rơi vào hôn mê, phù não và thậm chí là tử vong.

>>>Bí quyết kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường.

IV. Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất tại nhà

1. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

tiểu đường tuýp 2

Hầu hết lượng đường trong cơ thể chúng ta đều đến từ việc nạp carbohydrate. Hợp chất này có vai trò quan trọng với cơ thể người. Tuy nhiên, cacbonhydrat tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được gọi là carbohydrate tốt và carbohydrate xấu. Với loại carbohydrate tốt thường sẽ xuất hiện nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, trái cây. Carbohydrate tốt có đặc điểm tiêu hóa chậm. Vì vậy, tuyến tụy có đủ thời gian để sản xuất ra insulin. 

Ngoài ra, chất xơ trong thực phẩm chứa carbohydrate tốt giúp điều chỉnh tốt lượng insulin và đường trong cơ thể. Trái với carbohydrate tốt, carbohydrate xấu người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế nạp vào cơ thể. Thực phẩm chứa carbohydrate xấu thường xuất hiện trong bán mì, đồ ăn nhanh và bánh ngọt. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:

- Với thức ăn chứa tinh bột: Thức ăn chứa tinh bột thường là thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường hay tránh. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên quá hạn chế tinh bột trong chế độ ăn thường ngày. Người bệnh nếu ăn thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa đủ sẽ duy trì được nguồn năng lượng trong cơ thể mà không làm mức đường trong máu tăng quá cao. 

Thực phẩm chứa tinh bột có 2 dạng là dạng phức và dạng đơn. Trong quá trình chuyển hóa, cơ thể chuyển hóa mọi dạng tinh bột thành glucose. Tuy nhiên, tinh bột dạng phức cho phép mức glucose tăng chậm, trong khi dạng đơn được chuyển hóa rất nhanh. Các loại thực phẩm chứa tinh bột dạng phức bao gồm: Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch…; rau củ: cà rốt, củ cải, củ sen, sắn dây, bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây, tía tô, bồ ngót, chùm ngây, xà lách…; đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu phụ, trái cây đúng mùa: bơ, táo, cherry, gấc.

- Với thực phẩm chứa chất đạm: Với riêng các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, lượng đạm cần cao hơn so với bình thường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, thịt nạc chứa nhiều đạm và rất ít chất béo bão hòa cực kỳ thích hợp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. Các thực phẩm giàu đạm có trong các loại cá hồi, cá trích, cá ngừ; thịt gà không da; sữa chua tách béo không đường, trứng. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất, các bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm tươi, không nên dùng thực phẩm đồ hộp, đóng gói.

- Trái cây tươi và rau xanh: Trái cây và rau là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ trong các loại rau củ quả nhiều rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Các loại rau củ nhiều chất xơ, ít tinh bột tốt cho bệnh nhân tiểu đường như rau cải, dưa leo, dâu tây, việt quất, táo, đào, cherry... Các loại rau củ quả người tiểu đường nên ăn uống chừng mực như ngô, khoai lang, khoai tây...

2. Tránh sử dụng đồ uống có cồn

không dùng đồ uống có cồn cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Rượu bia và các chất kích thích có khả năng ức chế hình thành glycogen ở gan và có nguy cơ hạ đường huyết ở các bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Tiêu thụ rượu bia có thể làm hạ đường huyết thấp đến mức báo động. Bởi rượu bia sẽ khiến gan làm việc loại bỏ cồn ra khỏi máu thay vì kiểm soát nồng độ đường huyết. Rượu bia cũng sẽ làm cơ thể khó nhận thức được lượng đường trong máu có bị hạ thấp hay không. Triệu chứng của hạ đường huyết cũng tương tự với uống quá nhiều rượu bia, bao gồm: rối loạn nhịp tim, buồn ngủ, mờ mắt, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng và có khả năng bất tỉnh. Bệnh nhân tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận với chuyện dùng đồ uống có cồn. 

3. Thể dục thể thao đều đặn

thể dục cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Hoạt động thể dục thể thao rất quan trọng với sức khỏe người bình thường cũng như bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên xây dựng cho mình kế hoạch tập luyện ít nhất 30 phút/ngày. 

Thể dục giúp tăng nhịp tim đồng thời sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn và ngăn ngừa những bệnh lý khác. Tập thể dục đều đặn cũng sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa tăng cân và giảm hormone căng thẳng trong cơ thể. Không chỉ vậy, thể dục giúp cơ thể được co giãn gân cốt rất tốt cho sức khỏe toàn diện. Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người, bạn có thể lựa chọn cho mình bài tập với cường độ nặng nhẹ hợp lý.

Như vậy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp uống thuốc và thực phẩm chức năng. Ngoài ra bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và tập luyện một cách khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

4. Ngủ đủ giấc

ngủ đủ giấc với bệnh nhân tiểu đường

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe người bình thường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường. Ngủ đủ giấc giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu, giảm chứng thèm ăn, tinh thần thoải mái và tăng hiệu quả hoạt động của insulin.

5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết

tiểu đường tuýp 2

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết với chất lượng giá thành khác nhau. Một trong những sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết đang rất được nhiều người lựa chọn đó là sản phẩm Advanced Glucose. 

Advanced Glucose có tác dụng trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, giúp quá trình chuyển hóa glucose giải phóng năng lượng ở mức tối ưu, đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Đồng thời sản phẩm còn giúp làm giảm sự thèm ăn đối với đường, rất thích hợp cho những đối tượng cần hạn chế dùng các loại đường này. 

Mặt khác, sản phẩm đến từ thương hiệu Olympian Labs - Thương hiệu số 1 nước Mỹ về dòng thực phẩm chức năng. Vì vậy, sản phẩm được thwufa hưởng dây chuyền công nghệ cũng như đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn cao nhất. Khách hàng hoàn toàn yên tâm về sự An toàn - Hiệu quả - Chất lượng của sản phẩm.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Lời kết: Số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng. Vậy nên hiểu và có kiến thức về căn bệnh này là điều cần thiết để mỗi chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hy vọng với những thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 2 trong bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh lý này cũng như khắc phục, điều trị bệnh hiệu quả hơn trong tương lai.