Nội dung

I. Bệnh tiểu đường gồm những loại nào? 

II. Điểm mặt những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường 

III. Những loại thực phẩm người bị tiểu đường nên và không nên ăn 

 

I. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Bệnh tiểu đường thường được chia thành 3 loại chính, đó tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trước khi đi vào tìm hiểu về đặc điểm của từng loại bệnh tiểu đường, chúng ta cần phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, cụ thể:

Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Thống kê bệnh tiểu đường ở nước ta

1. Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn được gọi là bệnh rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu

Nếu bạn bị tiểu đường type 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ sớm. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiểu đường type 1. Tuy nhiên,  các bác sĩ cho rằng nguyên nhân tiểu đường type 1 có thể từ sự di truyền hoặc do môi trường

2. Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

Khi mắc tiểu đường type 2, các tế bào của bạn kháng thể Insulin, tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ trong máu.

3. Tiểu đường thai kỳ

Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì bệnh xuất hiện trong thời gian mang thai của phụ nữ. Sau khi trải qua quá trình trở dạ, bệnh này sẽ từ từ biến mất. Tuy nhiên, nó có thể tái phát trong các lần mang thai tiếp theo.

4. Các loại tiểu đường khác

Bên cạnh những loại trên, tiểu đường có thể xảy ra khi có một vài thể hiếm của bệnh ở một số điều kiện cụ thể. Ví dụ, một số bệnh tuyến tụy, một số phẫu thuật, một số loại thuốc hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Những loại này chỉ chiếm 1% đến 5% trong tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường

II. ĐIỂM MẶT NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, mỗi người có một thể trạng khác nhau, tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính dưới đây gây ra bệnh tiểu đường.

1. Người béo phì thường dễ mắc bệnh tiểu đường

Nói đến một trong những nguyên nhân gây ra béo phì thì không thể thiếu béo phì. Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin.  

Tuy nhiên, ở người béo phì, cơ chế vận chuyển của họ bị hạn chế bởi:

Số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm dẫn đến chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm… Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.

Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tiểu đường.

Béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

2. Do lối sống ít vận động

Những người vì tính chất công việc như người làm việc văn phòng hoặc thói quen lười vận động là những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất. Theo các chuyên gia, khi cơ thể hấp thu một lượng thức ăn, bên cạnh sự chuyển hóa của các cơ quan chuyên trách, cơ thể cần kết hợp vận động để giải phóng nguồn năng lượng dư thừa.

Những người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn người lao động tay chân. Không những thế, lười vận động còn góp phần hình thành mỡ bụng, đây cũng là nguyên nhân gây ra tiểu đường. Vì thế, để phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên luyện tập các môn thể dục thể thao, chạy bộ, đi bộ, bơi,…

3. Căng thẳng kéo dài

Áp lực cuộc sống về gia đình, công việc khiến nhiều người thường xuyên bị stress, mệt mỏi. Mà thông thường, để giảm cảm giác căng, một số người thường ăn đồ ngọt. Đồ ngọt có thể kích thích vị giác và khiến tinh thần phấn chấn hơn. Tuy nhiên đồ ngọt chính là “kẻ thù” số một của tiểu đường. Vì vậy, thay vì sử dụng đồ ngọt, bạn nên tham gia các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng, thư giãn, tập luyện thể dục thể thao để giảm stress, giữ tinh thần vui vẻ.

Nguyên nhân gây ra béo phì

4. Người bị bệnh sỏi thận

Theo nghiên cứu của chuyên gia, những người bị sỏi thận hoặc có đã từng bị có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn gấp nhiều lần so với người khác. Ngoài ra, sỏi thận và tiểu đường có cùng nguyên nhân mắc bệnh đó là do béo phì và vấn đề tuổi tác cao.

5. Sử dụng quá nhiều thịt đỏ

Có thể bạn không biết, thịt đỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân mà nhiều người biết đến trên, bệnh tiểu đường còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

- Do mỡ bụng: Có thể nhiều người sẽ bất ngờ vì nguyên nhân này, tuy nhiên, khi tình trạng lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh tiểu đường.

- Không ngủ đủ giấc: Trung bình 1 ngày, cơ thể con người cần đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng. Khi không ngủ đủ giấc, hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

- Buồng trứng đa nang: Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.

- Thường xuyên bỏ bữa sáng: Như chúng ta đã biết, bữa sáng cực kỳ quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

III. NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN

Thức ăn đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của chúng ta, nó cũng là nguyên nhân chính của các mầm bệnh. Do đó, bạn cần phải tinh tế trong cách lựa chọn thực phẩm để bảo vệ và phòng ngừa những căn bệnh như bệnh tiểu đường. Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên dành cho người tiểu đường:

Những thực phẩm nên sử dụng:

- Hạn chế các loại đồ ngọt, đặc biệt là nước ngọt, nước uống có gas

- Hạn chế tinh bột, nhất là tinh bột mì

- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, chiên, nướng,…

- Không sử dụng đồ uống có chất kích thích

- Giảm thiểu lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn

- Tránh các loại nội tạng động vật

Những thực phẩm gây ra bệnh tiểu đường

Những thực phần cần được bổ sung

- Tích cực ăn hoa quả, trái cây, rau xanh

- Sử dụng nhóm tinh bột phức tạp như khoai lang, bột yến mạch,…

- Nên sử dụng nhiều các loại đậu và các chế phẩm từ đậu

- Nên lựa chọn chất béo không bão hòa từ cá, hải sản, dầu thực vật (dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạt cải…)

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Bổ sung trứng với số lượng vừa đủ

- Thay vì thịt, bạn nên ăn nhiều cá để bổ sung chất đạm và omega 3.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường như sản phẩm Advanced Glucose. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Olympian Labs – Một trong những thương hiệu hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bổ sung, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Có thể điểm qua một số công dụng tuyệt vời của nó như sau:

Sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Sản phẩm phù hợp với những đối tượng như: Người có lượng đường máu không ổn định; Bệnh nhân tiểu đường type I, type II; Những người có nguy cơ mắc đái tháo đường.

Chỉ với 2 viên trên ngày, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những diễn biến xấu của bệnh tiểu đường.

>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm: Tại đây