Nội dung

I. Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

II. Điểm danh các triệu chứng dễ nhận biết để sớm phát hiện bệnh tiểu đường

III. Biện pháp xử lý khi phát hiện bị bệnh tiểu đường

 

I. TỔNG HỢP NHÓM 5 ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHẤT

1. Người thừa cân và ít vận động

Đây là nhóm người dễ bị mắc bệnh nhất trong 5 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường. Đó là do cơ thể có nhiều mô mỡ, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin dẫn đến việc dung nạp glucose kém. 

Không chỉ kháng insulin mà việc bị thừa cân do ít vận động còn làm cho quá trình chuyển hóa glucose cũng bị hạn chế chức năng chuyển hóa thành năng lượng, tế bào insulin trở nên kém nhạy cảm từ đó dẫn đến việc dễ mắc tiểu đường. 

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

2. Tiền sử gia đình và tuổi tác 

Ít ai nghĩ tuổi tác và tiền sử bệnh trong gia đình cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh người từ 40 tuổi trở lên dễ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, một phần do lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh, một phần do di truyền từ gia đình.

Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, tuổi từ 20 – 79. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 chủ yếu gặp ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, còn tiểu đường tuýp 2 lại xảy ra ở người lớn đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên. 

Trong trường hợp, người thân trong gia đình đã từng bị đái tháo đường thì bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mức glucose huyết để chủ động phòng ngừa và chẩn đoán bệnh.

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

3. Người bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Từ lâu, giới y học đã ghi nhận mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2. Theo số liệu từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA), khoảng 60% người bệnh đái tháo đường được chẩn đoán tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc giúp ổn định huyết áp. 

Mức glucose huyết tăng cao (một biểu hiện thường thấy ở người bị tiểu đường) được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. Ở chiều hướng ngược lại, bệnh tăng huyết áp cản trở luồng máu lưu thông đến thận, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Kết quả nhận được tương tự tại khi các nhà khoa học Trường Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu trên 4 triệu người và đưa ra kết quả những người mắc bệnh huyết áp cao dễ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. 

Lượng đường huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide trong hệ động mạch, dễ dẫn đến xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

4. Lượng Cholesterol và triglycerides bất thường 

Nếu cơ thể thiếu cholesterol HDL (loại cholesterol tốt, vận chuyển cholesterol về gan để đào thải ra ngoài), hoặc có hàm lượng triglycerides (một loại chất béo trong máu) cao thì bạn cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường. Bằng phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ có thể dễ dàng xác định nồng độ cholesterol HDL và triglycerides trong máu, từ đó nhanh chóng chẩn đoán bệnh và can thiệp kịp thời.  

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

5. Phụ nữ giai đoạn thai kỳ 

Bệnh tiểu đường thai kỳ khá phổ biến và đôi khi chiếm 3% – 20% số trường hợp mang thai (theo số liệu từ Hiệp hội Đái tháo đường Canada). Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh. Thai phụ được khuyên nên đi khám thai đúng hẹn, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tập thói quen sống lành mạnh trong giai đoạn mang thai.

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

II. ĐIỂM DANH CÁC TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT ĐỂ SỚM PHÁT HIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

- Khát nước: Ở những người mắc chứng tiểu đường thì máu trở nên sệt hơn: khi càng uống nhiều nước thì máu càng trở nên loãng hơn.

- Đường huyết cao: Có thể dùng máy để đo đường huyết. Các loại máy này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.

- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Ở những người mắc chứng tiểu đường đường nằm lại trong máu và không đi vào tế bào, vì thế họ cảm thấy thiếu năng lượng.

- Tiểu tiện nhiều lần: Khi bị tiểu đường thận không thể lọc đường trong máu, vì thế thận cố gắng nhận từ máu một lượng chất lỏng bổ sung để hoà tan đường. Điều này làm cho bàng quang thường xuyên bị đầy.

- Giảm hoặc tăng cân nhanh chóng: Giảm cân khi bị tiểu đường tuýp I. Tăng cân khi bị tiểu đường tuýp II.

- Tê buốt các đầu ngón chân, tay: Hiện tượng này xuất hiện nếu như lượng đường trong máu cao và nó phá huỷ hệ thần kinh.

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

III. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Khi phát hiện cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều trong số những dấu hiệu của bệnh tiểu đường đã kể trên, việc cần làm đầu tiên là tiến hành thăm khám, kiểm tra, đo lường để chẩn đoán chính xác liệu có mắc bệnh này hay chưa.

Trong trường hợp kết quả chẩn đoán sau cùng cho thấy bạn chưa mắc bệnh tiểu đường mà đang có nguy cơ cao thì ngay lập tức cần áp dụng các biện pháp phòng tránh.

Thứ nhất: điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

- Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.

- Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.

- Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.

- Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.

- Hạn chế đồ uống có cồn.

- Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

- Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.

- Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.

- Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)

Thứ 2: Luyện tập thể lực

- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính

- Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (nâng tạ,..)

- Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Tổng hợp nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường nhất

Trong trường hợp, biết chắc chắn bản thân đã mắc phải bệnh tiểu đường cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Mắc dù, bệnh này không thể chữa dứt điểm, nhưng bằng các biện pháp can thiệp chúng ta có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh với nó.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường đó là giữ chỉ số đường huyết ở mức ổn định.

Để ổn định chỉ số đường huyết luôn ở mức tốt nhất, Olympian Labs Advanced Glucose Support chính là giải pháp tuyệt vời nhất mà người bệnh tiểu đường nên chọn. Vì trong 1 viên Advanced Glucose có chứa đến: 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá dây thìa canh, 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 - Mang đến tác dụng hiệp đồng giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose của Olympian Labs – Thương hiệu số 1 về dòng sản phẩm hỗ trợ và điều trị tại Mỹ, nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn sử dụng.

>>> Xem thêm: Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường