Nội dung

I. Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

II. Bật mí chuỗi thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bệnh tiểu đường

 

I. ĐIỂM DANH: 5 NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Theo “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường mới nhất” của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) khẳng định: “hoạt động thể lực và nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường. Việc điều trị ở người đái tháo đường (đặc biệt là người mắc đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng chỉ định điều chỉnh nguyên tắc dinh dưỡng.

Đồng thời, “không có một quy định đơn lẻ nào về nguyên tắc dinh dưỡng cho người mắc tiểu đường mà phù hợp với tất cả. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý nên được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng người.”

Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cơ bản sau:

- Thứ nhất: Ăn đủ bữa

Khi bị tiểu đường, người bệnh không được bỏ bữa, để cơ thể cảm thấy quá đói. Vì khi đói, sẽ gây cảm giác thèm ăn mạnh và dễ ăn nhiều. Việc ăn nhiều hơn sẽ cùng lúc nạp lượng lớn năng lượng vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết rất nguy hiểm. Tốt nhất, nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, kèm những bữa ăn nhẹ sẽ giúp tránh nguy cơ trên và ổn định mức glucose máu.

Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

- Thứ hai: Hạn chế đường, muối, chất béo bão hòa

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với muối so với người bình thường, vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền đái tháo đường là rất cao. Do đó, người bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ khuyến nghị nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.

Cùng với đó là hạn chế đường và chất béo bão hòa, bởi đây là 2 nhóm thực phẩm chứa nhiều năng lượng sẽ gây tăng đường huyết trực tiếp cho người bệnh tiểu đường. Mặt khác, chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) còn có khả năng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như gây xơ vữa động mạch….

Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

- Thứ ba: Ăn uống kết hợp tập luyện thể dục thể thao

Các nhà khoa học đã chứng minh, cơ thể sẽ hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất khi kết hợp với hoạt động thể dục thể thao. Ăn uống đủ chất, năng lượng cho cơ thể vận động là chìa khóa giúp người đái tháo đường kiểm soát cân nặng và mức glucose máu.

Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

- Thứ tư: Uống đủ nước mỗi ngày

Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống trong cơ thể. Đặc biệt, nước lọc cũng không hề ảnh hưởng đến mức glucose máu trong cơ thể, nhất là với người bệnh tiểu đường. Theo tính toán của các nhà khoa học, lượng nước cần cung cấp đủ cho cơ thể nên uống theo tỷ lệ 40ml/kg cân nặng/ngày

Với các loại nước như nước ngọt chứa nhiều đường và bia rượu, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày, tốt nhất không nên uống.

Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

- Thứ năm: Dùng sản phẩm ổn định đường huyết

Sản phẩm ổn định đường huyết là một phần không thể thiếu trong dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường. Với cơ chế có thể hạ chỉ số đường huyết đang tăng cao và duy trì ở ngưỡng ổn định, sẽ giúp người bệnh luôn trong trạng thái an toàn, dù có lỡ ăn nhiều một chút.

Điểm danh: 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

II. BẬT MÍ CHUỖI THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

2.1. Nhóm thực phẩm nên ăn

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột

Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng, không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

- Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng

Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…

Bật mí chuỗi thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bệnh tiểu đường

- Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu

Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh đái tháo đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.

- Nhóm rau, quả

Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo biển cũng được nhiều người bệnh đái tháo đường sử dụng thường xuyên.

2.2. Nhóm thực phẩm nên kiêng

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

Bật mí chuỗi thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bệnh tiểu đường

- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng

- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.

- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga...

- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi những loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, nhớ chọn cho mình một sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết tốt để có thể sống vui, sống khỏe như chưa từng xuất hiện căn bệnh này trong đời.

Để ổn định chỉ số đường huyết luôn ở mức tốt nhất, Olympian Labs Advanced Glucose Support chính là giải pháp tuyệt vời nhất mà người bệnh tiểu đường nên chọn. Vì trong 1 viên Advanced Glucose có chứa đến: 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá dây thìa canh, 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 - Mang đến tác dụng hiệp đồng giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose của Olympian Labs – Thương hiệu số 1 về dòng sản phẩm hỗ trợ và điều trị tại Mỹ, nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn sử dụng.

>>> Xem thêm: Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường