NỘI DUNG

I. Rối loạn giấc ngủ là gì?

II. Nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ

III. Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?

IV. Người rối loạn giấc ngủ cần làm gì để bệnh không tái phát trở lại?

I. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ bình thường không đảm bảo được về mặt thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Rối loạn này có thể là giấc ngủ quá dài hoặc quá ngắn, thay đổi bất thường trong giấc ngủ. 

Rối loạn giấc ngủ có nhiều phân loại khác nhau nhưng biểu hiện dưới 3 hình thái chủ yếu là chứng mất ngủ, chứng ngủ nhiều và tình trạng rối loạn nhịp thức ngủ.

Chứng mất ngủ

Những đối tượng này đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon rất khó khăn, thời gian ngủ ít, chập chờn, không sâu giấc. Mất ngủ rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng. 

Chứng ngủ nhiều

Đặc điểm của hình thái rối loạn giấc ngủ này là bệnh nhân đi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động, trừ lúc ăn uống hay vệ sinh, ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn ngủ và hay ngủ gật. 

Rối loạn nhịp thức ngủ

Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và của người thường. Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên.

II. Nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ

Nói về nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, có rất nhiều nguyên nhân, ở mỗi đối tượng cụ thể, nguyên nhân lại khác nhau. Ai cũng có thể là đối tượng của rối loạn giấc ngủ từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay thanh thiếu niên. Bệnh có thể gây ra rất nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe nên cần cải thiện càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ

Ở người già

Cơ thể đã và đang quá trình lão hóa khiến hormone bị thiếu hụt, những cơ quan hoạt động chậm gây mất ngủ đồng thời lại có rất nhiều các bệnh lý như đau nhức xương khớp, huyết áp cao. Cơ thể cùng một lúc phải giải một lúc nhiều vấn đề gây áp lực, quá tải. 

Ở người trẻ

Đối tượng này có xu hướng lười vận động, thường xuyên ăn đêm, thức đêm ngủ ngày nhiều chính là lý do gây ra rối loạn giấc ngủ. Do đó, với nhóm đối tượng này chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn thì tình trạng bệnh hoàn toàn có thể được giải quyết, thậm chí còn không cần dùng thuốc với những trường hợp bệnh nhẹ.

III. Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?

Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?

Rối loạn giấc ngủ có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và yếu tố quan trọng nhất là ở chính bản thân người đang bị rối loạn giấc ngủ có kiên trì thực hiện những phương pháp giúp cải thiện tình trạng hay không. Bởi trên thực tế, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học như một thói quen, hằn sâu vào thực tế rất khó bỏ. 

Chẳng hạn ở người bệnh thường có xu hướng 2, 3 giờ sáng mới ngủ được trong thời gian kéo dài thì rất khó để đột nhiên đi ngủ lúc 11h tối. Người bệnh có xu hướng nghĩ đến những thói quen của mình hàng ngày như điện thoại, rượu bia, khiến chân tay buồn bực, đầu óc tỉnh và khó chìm vào giấc ngủ. Kể cả khi người bệnh làm việc rất mệt mỏi nhưng khi đã quen với việc đi ngủ lúc 2h sáng thì rất khó để thay đổi đột ngột.

Chính vì vậy, rối loạn giấc ngủ có thể chữa khỏi hay không là câu hỏi và câu trả lời cho từng chủ thể và do chủ thể người quyết định. Các bác sĩ khuyến cáo dùng các biện pháp hỗ trợ để điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt sao cho hợp lý, người bệnh có thể dần thay đổi từ từ. Để bệnh có thể tự khỏi dù có thể thực hiện được nhưng rất khó khăn, trừ những trường hợp bệnh nhẹ. Còn lại hầu hết đều cần có các biện pháp khác hỗ trợ.

Một số người bệnh cũng hướng tới việc dùng các phương pháp y học cổ truyền như thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt để cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả mà không có nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nặng hay có liên quan đến nhiều bệnh lý, các phương pháp này sẽ không đem lại kết quả nhanh chóng như mong muốn.

Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh trị liệu tâm lý nếu liên quan đến các vấn đề về thần kinh. Thông qua các cuộc trò chuyện, bác sĩ sẽ tìm hiểu các nguyên do khiến người bệnh bị stress áp lực, suy nghĩ nhiều đến nỗi không ngủ được. Từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên, hướng người bệnh tới đời sống tích cực lạc quan hơn.

>>> Xem thêm: Mách bạn 10 cách chữa bệnh mất ngủ ở người già không dùng thuốc

IV. Người rối loạn giấc ngủ cần làm gì để bệnh không tái phát trở lại?

Rối loạn giấc ngủ khi được cải thiện nhưng có thể quay trở lại nhanh nếu như chúng ta lại tiếp tục con đường buông thả bản thân. Do đó, cần thực hiện nề nếp những công việc dưới đây để tránh rối loạn giấc ngủ quay lại tìm gặp.

Người rối loạn giấc ngủ cần làm gì để bệnh không tái phát trở lại?

Duy trì giờ giấc sinh hoạt ổn định, nên đi ngủ trước 11h tối. Thay vì làm việc quá khuya, bạn có thể đi ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn để làm việc. Thời điểm buổi sáng sớm cũng là lúc bạn có thể làm việc năng suất nhất.

Tránh xa các thiết bị công nghệ trước ít nhất 15 – 30 phút trước khi ngủ, tắt wifi, 3G và đặt điện thoại xa đầu

Nếu bạn chưa ngủ được, trằn trọc trong 20- 30 phút có thể đứng dậy làm một việc gì đó, có thể là đi dạo quanh nhà vài vòng, không nên tiếp tục dùng điện thoại để kích thích cơn buồn ngủ.

Hạn chế các tranh luận, tranh cãi trước giờ đi ngủ bởi sẽ gây suy nghĩ nhiều gây khó ngủ

Tập thể dục mỗi sáng sẽ đem đến những năng lượng tích cực vui vẻ kéo dài suốt cả ngày

Nên học thiền và yoga để tăng cường sức khỏe, cân bằng cảm xúc, giúp máu huyết lưu thông, qua đó đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Buổi tối để dễ ngủ hơn bạn cũng có thể tập yoga để cơ thể được thư giãn dễ chịu hơn.

Nếu bị đau nhức xương khớp, bạn có thể xoa dầu nóng vào các khớp để ngủ ngon hơn, hạn chế bị cơn đau làm phiền. Nếu bị trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể kê cao đầu và chân so với bụng để không cho acid trào ngược lên trên trong lúc nằm.

Tắm nước ấm, ngâm chân vào buổi tối cũng giúp cơ thể được thư giãn sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, nhờ đó có thể ngủ ngon hơn rất nhiều

Thể hiện tình yêu thương nhiều hơn bởi khi có nhiều hormone hạnh phúc cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp hoàn toàn có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, tăng cường các hormone hạnh phúc qua đó đem đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Cụ thể bạn cần lưu ý những vấn đề sau

Tránh ăn quá khuya, ăn các thức ăn khó tiêu hóa, đồ ăn nhiều chất béo hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ vào buổi tối để tránh làm hệ tiêu hóa hoạt động xuyên suốt

Buổi tối bạn nên ăn ít hơn so với ban ngày, có thể ưu tiên các món ăn lành mạnh thanh đạm hơn sẽ vừa giúp cho việc giữ gìn vóc dáng vừa tốt cho giấc ngủ

Có thể sử dụng một số loại trà thảo dược để làm dịu thần kinh, qua đó giải tỏa các căng thẳng stress và ngủ ngon hơn. Trà gừng, trà hoa cúc, Saffron hay trà hoa hồng bạn đều có thể sử dụng, chỉ cần tránh xa trà xanh là được

Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng vitamin C do cũng gây ra các kích thích thần kinh, gia tăng sử tỉnh táo hơn là an thần

Tránh xa bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tinh thần và giấc ngủ không kém

Melatonin trị rối loạn giấc ngủ có tốt không?

Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin tự nhiên giúp điều trị chứng mất ngủ là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Vì Melatonin ngoại sinh khi vào cơ thể cũng giống như Melatonin nội sinh giúp điều chỉnh nhịp sinh học thức ngủ của cơ thể, bù đắp hàm lượng Melatonin suy giảm – nguyên nhân gây mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, khó ngủ…

Melatonin trị rối loạn giấc ngủ có tốt không?

Trong đó, Olympian Labs Melatonin 1mg là sản phẩm bổ sung Melatonin tinh khiết, nguyên chất và mang đến tác dụng nhanh chóng bởi chiết xuất dưới dạng nước dễ hấp thụ, khác hẳn với các sản phẩm bổ sung Melatonin thông thường trên thị trường hiện nay.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Laura Palagini cùng các đồng nghiệp được tăng tải trên dược thư quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) chứng minh hiệu quả của liều dùng Melatonin dạng hấp thụ nhanh 1mg (dạng nước) trong việc giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn ở những người tham gia nghiên cứu.

Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34177671/

Đồng thời, bổ sung Melatonin cũng là phương pháp điều trị mất ngủ mà không gây phụ thuộc, tác dụng phụ như các sản phẩm an thần thông thường chỉ “đánh lừa” não bộ đi ngủ chứ không đảm bảo chất lượng giấc ngủ, và khi chấm dứt sử dụng an thần thì tình trạng mất ngủ sẽ lại “đâu vào đấy”. Theo nghiên cứu được đăng trên WebMD (Trang truy vấn thông tin sức khỏe số 1 tại Mỹ về lượng người dùng), melatonin có thể dùng 6 tháng liên tục vẫn an toàn với người sử dụng và không gây lệ thuộc.

Link: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-940/melatonin

Do đó, Olympian Labs Melatonin 1mg chính là giải pháp toàn diện cho người đang gặp căn bệnh “mất ngủ” khó chịu, mang đến giấc ngủ ngon – sâu và chất lượng, đảm bảo thực hiện đúng chức năng là tái tạo, phục hồi năng lượng cho cơ thể để tràn năng lượng chào đón ngày mới sau giấc ngủ.

>>> Xem chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY