Nội dung

I. Xác định nguyên nhân đau thắt lưng

 1.1. Tổn thương cơ và dây chằng cột sống

 1.2. Chấn thương hoặc thoát vị đĩa đệm ở cột sống

 1.3. Dây thần kinh tọa bị chèn ép

 1.4. Mắc bệnh phụ khoa

 1.5. Tác dụng phụ của thuốc tê trong quá trình sinh nở

II. Biểu hiện đau thắt lưng

III. Cách điều trị đau thắt lưng

I. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN ĐAU THẮT LƯNG

Thắt lưng hay còn gọi là lưng dưới, là khu vực dưới lồng ngực. Gây đau thắt lưng có nhiều nguyên nhân, trong đó ghi nhận chủ yếu là những lý do sau:

1.1. Tổn thương cơ và dây chằng cột sống

Các cơ và dây chằng giúp duy trì và làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống, đồng thời giúp cột sống cử động nhịp nhàng theo vận động chung của cơ thể như đi lại, chạy nhảy, nâng đồ vật, tập thể dục, thể thao... Khi lao động hoặc vận động quá mức sẽ làm tổn thương cơ và dây chằng (căng cơ, giãn dây chằng…) gây ra tình trạng đau và cứng vùng thắt lưng kèm theo co thắt cơ.

Ngoài ra, trường hợp phụ nữ mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, dây chằng và xương vùng thắt lưng bị ảnh hưởng khi thai phát triển gây nên các cơn đau thắt lưng.

1.2. Chấn thương hoặc thoát vị đĩa đệm ở cột sống

Đĩa đệm ở cột sống là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá là chắc chắn được xếp theo vòng tâm, bên trong có chứa nhân keo gelatin có tác dụng giúp cho cột sống vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực. Các đĩa đệm ở cột sống rất dễ bị chấn thương và nguy cơ tổn thương sẽ tăng theo tuổi tác.

Chấn thương đĩa đệm thường xảy ra đột ngột khi nâng vật nặng hoặc xoay người. Không giống như căng cơ lưng, đau do chấn thương đĩa đệm thường kéo dài hơn 72 giờ. Chấn thương có thể là rách phía bên ngoài của đĩa đệm hoặc dẫn tới phần nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu (thoát vị đĩa đệm). Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp, xảy ra có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh.

>>> Xem thêm: Đau vùng thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

1.3. Dây thần kinh tọa bị chèn ép

Dây thần kinh tọa là chi phối vận động ở chân, giúp chân thực hiện được các động tác như duỗi, gập đầu gối, ngồi, gập bàn chân hoặc phối hợp thực hiện việc di chuyển của 2 chân. Ngoài ra dây thần kinh cũng có tác dụng chi phối cảm giác ở hai chân. Trong trường hợp đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa, sẽ gây đau ở chân và bàn chân vì dây thần kinh tọa kéo dài từ cột sống, thắt lưng đến chân.

1.4. Mắc bệnh phụ khoa

Đối với phụ nữ, tình trạng đau thắt lưng còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, cổ tử cung, đau bụng kinh…

1.5. Tác dụng phụ của thuốc tê trong quá trình sinh nở

Thuốc gây tê cột sống được sử dụng khi đẻ mổ gây ra đau thắt lưng ở phụ nữ sau sinh. Phụ nữ sau sinh ngồi hoặc đứng bế con nhiều cũng có thể làm gia tăng cường độ đau.

Ngoài ra, đau vùng thắt lưng còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý ít gặp như khối u cột sống, viêm tủy xương, lao cột sống, bệnh mạch máu như phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng, bệnh về chuyển hóa như loãng xương, bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng...

II. BIỂU HIỆN ĐAU THẮT LƯNG

Đau thắt lưng có thể là cấp tính hoặc đau ê ẩm kéo dài (mãn tính). Đau thắt lưng thường xảy ra ở vị trí 1/3 dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu. Vị trí đau có thể ở chính giữa cột sống thắt lưng hay hai bên cột sống thắt lưng. Tùy theo mức độ của bệnh mà có sự lan tỏa và có những biểu hiện cụ thể khác nhau:

- Đau thắt lưng sau dai dẳng, nằm hoặc nghỉ ngơi nhưng không đỡ.

- Đau hơn khi cúi, vận động, mang vác.

- Đau lan xuống chân.

- Đau đến dưới đầu gối.

- Tiểu tiện không tự chủ.

- Khó đi tiểu.

- Tê quanh bộ phận sinh dục.

- Tê quanh hậu môn.

- Tê quanh mông.

- Viêm hoặc sưng ở lưng.

- Giảm cân.

- Sốt.

Nếu để tình trạng đau thắt lưng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng, nếu nhẹ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (đứng lên, ngồi xuống, xoay mình khó khăn…), nếu do thoát vị đĩa đệm có thể gây đau dây thần kinh tọa, lâu dần gây teo cơ đùi, cẳng chân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (rối loạn đại tiểu tiện), để lại di chứng nặng nề (liệt). Đặc biệt, trường hợp đau do có khối u có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

III. CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG

Đau thắt lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cơ bản là tìm được nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.

Đối với nhóm nguyên nhân do vận động gây tổn thương cơ, xương, khớp có nhiều biện pháp điều trị đau vùng thắt lưng như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu trong đó tập luyện để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống là một trong các biện pháp hiệu quả có thể phối hợp với tất cả các phương pháp điều trị khác.

Đối với nhóm nguyên nhân do bệnh lý về xương, khớp cần thực hiện điều trị, giảm nhẹ tình trạng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng phục hồi xương khớp như X7-Care.

Viên uống X7 Care là một trong số ít các sản phẩm chăm sóc xương khớp toàn diện khi hội tụ đầy đủ các thành phần Glucosamine Sulfate, Chondroitin Sulfate, MSM (Methylsulfonylmethane), Collagen type II, Acid Hyaluronic… mang lại hiệu quả:

- Giúp tăng cường và phục hồi chức năng của các mô liên kết ở khớp, giúp vận động dễ dàng, linh hoạt.

- Giảm khô khớp, thoái hóa xương khớp, giảm đau khớp trong các trường hợp giãn dây chằng, bại khớp, thoái hóa  khớp chân, tay, cổ, và cột sống.

- Ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm, sưng,  đau khớp do bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

- Cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho người gặp các vấn đề về đĩa đệm.

- Tăng cường tổng hợp Canxi, tăng mật độ xương, giúp xương luôn chắc khỏe, phòng ngừa và hạn chế tình trạng loãng xương do thiếu Canxi.

 - Duy trì chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh và cân bằng nồng độ Canxi trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút cơ.

- Giảm thiểu các hội chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giúp tập trung, cải thiện tinh thần.

X7 Care là sản phẩm đến từ Mỹ thuộc thương hiệu Olympian Labs danh tiếng. Được mệnh danh là thương hiệu dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị với hơn 20 sản phẩm chất lượng dành cho nhiều nhóm đối tượng, độ tuổi khác nhau. Các sản phẩm của Olympian Labs đã được phân phối đến hàng chục Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY