Nội dung

I. Vai trò của canxi đối với sức khỏe

II. Những ai dễ bị thiếu canxi

III. 9 dấu hiệu cảnh báo thiếu canxi nhất định phải biết

IV. Cách bổ sung canxi hiệu quả nhất

I. Vai trò của canxi đối với sức khỏe

Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể. Nó chiếm từ 1,5-2% trên tổng trọng lượng của tàn cơ thể. Trong đó, 99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại nằm trong máu và các tế bào khác. Dù tỷ lệ canxi ở các nơi khác cơ thể chiếm phần nhỏ. Tuy nhiên, nó có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cơ thể sống.

Vai trò của canxi đối với sức khỏe

Canxi còn được biết đến là thành phần quan trọng nhất của hệ xương. Canxi có tác dụng phát triển hệ xương cũng như duy trì chất lượng xương được chắc khỏe. Bên cạnh đó, canxi còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ cơ. Các hoạt động co cơ sẽ không thể thực hiện nếu thiếu canxi. Ngoài ra, canxi còn là nguyên tố giúp duy trì và đảm bảo nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu, nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

II. Những ai dễ bị thiếu canxi

1. Vị thành niên

Ở tuổi vị thành nên dù đang trong tuổi lớn nhưng đây là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi. Có thể nói, ở giai đoạn này cơ thể trẻ cần một lượng lớn canxi để có thể tăng trưởng về chiều cao, khung xương và hình thể toàn diện. Tuy nhiên, đây là đối tượng rất thích đồ ngọt, đồ ăn nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ canxi từ cơ thể và khiến hệ xương không được phát triển tối đa do thiếu canxi.

2. Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thừng đã trải qua ít nhất 1 lần sinh nở. Việc không bổ sung canxi trong giai đoạn sớm sẽ khiến phụ nữ dễ bị thiếu canxi. Bên cạnh đó, việc bước vào giai đoạn mãn kinh khiến nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

3. Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú luôn thuộc top đầu những người cần bổ sung canxi. Bởi việc mang thai và cho con bú khiến cơ thể người mẹ thiếu hụt 1 lượng lớn canxi để nuôi dưỡng bào thai cũng như đưa vào dòng sữa mẹ tự nhiên. Việc phụ nữ mang thai và cho con bú thiếu canxi là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc đối tượng này thì nên có kế hoạch bổ sung canxi chủ động để giảm thiểu các triệu chứng do thiếu canxi gây nên.

4. Người già

Người già bị loãng xương

Càng lớn tuổi, lượng canxi trong cơ thể chúng ta càng bị thiếu hụt. Đặc biệt khi canxi trong máu thiếu sẽ rút lượng lớn canxi từ xương. Vì vậy, tỷ lệ người già mắc các bệnh về thiếu canxi luon cao hơn so với các độ tuổi khác.

5. Người ăn chay

Thông thường, các thực phẩm chay sẽ không cung cấp quá nhiều canxi như tôm, cá, trứng, sữa. Việc thiếu hụt lượng lớn nguồn cung cấp canxi tự nhiên khiến người ăn chay có nguy cơ bị thiếu canxi gấp đôi với những người ăn uống bình thường. Bên cạnh đó, những người ăn chay có thể tìm hiểu một số loại rau chứa hàm lượng canxi cao như các loại rau có màu xanh đậm và dùng sản phẩm bổ sung canxi bên ngoài.

6. Người không dung nạp lactose

Hiểu đơn giản, người không dung nạp lactose là những người không thể sử dụng các chế phẩm từ sữa. Bởi khi sử dụng những thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và dị ứng ở cơ thể. Vậy nên, đây cũng là đối tượng dễ thiếu canxi.

7. Người hút thuốc và thường xuyên sử dụng chất kích thích

Người hút thuốc

Thuốc lá và các sản phẩm đồ uống có cồn gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu hút thuốc lá càng nhiều nguy cơ người bệnh bị loãng xương càng lớn. Do đó, nếu bạn đang thiếu canxi trầm trọng thì nên bỏ thuốc lá và các đồ uống kích thích để cải thiện sức khỏe.

III. 9 dấu hiệu cảnh báo thiếu canxi nhất định phải biết

1. Chuột rút

Chuột rút là triệu chứng phổ biến nhất của người bị thiếu canxi. Thiếu canxi làm tăng hoạt động của mô thần kinh gây nên những cơn co thắt cơ, chuột rút hoặc cơ cứng cơ gây ra sự đau đớn và khó chịu.

2. Co giật

Thiếu canxi mức độ nhẹ sẽ khiến cơ bị yếu, cử động không có sức, thiếu sức mạnh. Từ đó khiến bạn gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Trong khi đó, nếu thiếu canxi ở mức độ nặng sẽ khiến cơ thể người bệnh bị cứng, co giật toàn thân và không kiểm soát ở nhiều bộ phận như mặt, cổ tay, lưng, chân, miệng.

3. Mất ngủ, suy nhược cơ thể

Mất ngủ, suy nhược cơ thể

Có thể bạn chưa biết, canxi có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hormone melatonin. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ ít sản xuất hormone này và dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

4. Da khô chảy xệ

Canxi tham gia và quá trình sản xuất collagen và sợi elastin giúp da đàn hồi và căng mịn. Tuy nhiên, khi lượng canxi giảm, hoạt động sản xuất collagen trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng khiến da nhăn nheo, chảy xệ.

5. Tóc móng gãy rụng

Tóc móng dễ gãy rụng

Canxi hỗ trợ quá trình tiết hormone androgen và enzyme biotin có vai trò giúp nang tóc được khỏe mạnh. Thiếu canxi khiến cho nang tóc yếu, làn tóc dễ gãy rụng, làm tóc mỏng và thưa hơn rất nhiều.

6. Xương dễ bị tổn thương

Khi cơ thể thiếu canxi sẽ trực tiếp rút canxi từ hệ xương. Điều này khiến xương bị suy giảm mật độ khoáng chất nghiêm trọng và hình thành nên loãng xương. Khi loãng xương sẽ khiến cơ thể rất dễ bị chấn thương mỗi khi có va chạm nhẹ.

7. Vấn đề về răng miệng

Vấn đề răng miệng

Khi cơ thể bị thiếu canxi sẽ lấy canxi từ hệ xương và răng. Điều này khiến người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như chân răng yếu, nướu bị kích thích, răng giòn và sâu.

8. Dễ ốm

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh. Các tín hiệu từ canxi giúp kích thích hệ thống miễn dịch tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể và chống lại cơ thể xâm nhập. Vì thế, thiếu canxi sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.

9. Khó nuốt

Thiếu canxi sẽ gây nên hiện tượng co thắt và giảm sức mạnh của các cơ và dẫn đến tình trạng nuốt thức ăn trở nên thật khó khăn. Ngoài ra, thiếu canxi còn dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa và khó hấp thụ được dinh dưỡng nạp vào.

IV. Cách bổ sung canxi hiệu quả nhất

Có 2 cách phổ biến để bổ sung canxi cho cơ thể đó là bổ sung canxi qua thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày và bổ sung canxi viên uống canxi.

1. Bổ sung qua thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm bổ sung canxi

Bổ sung canxi qua thực phẩm là cách tốt nhất để cơ thể được tiếp nhận canxi tự nhiên. Bên cạnh đó, cơ thể cũng được bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và chế phẩm từ sữa, Rau cải, bông cải xanh, rau ngót, cải xoăn, bắp cải, bí đỏ, hải sản, đậu phụ, đậu đen, đậu hà lan, hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân,  bơ, đào, kiwi, mận, tắc, chà là,...

2. Thực phẩm chức năng bổ sung canxi

Nếu cơ thể bạn đang bị thiếu một lượng canxi đáng báo động mà việc bổ sung qua thực phẩm không đủ. Tốt nhất, lựa chọn các sản phẩm chuyên dụng bổ sung canxi sẽ giúp cơ thể bạn được đáp ứng một lượng canxi hợp lý hơn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn viên uống bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ. Bởi canxi hữu cơ sẽ hạn chế tình trạng táo bón và giúp cơ thể của bạn hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng được tốt hơn. 

Viên uống bổ sung canxi

Thị trường hiện nay đang bán rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi với chất lượng và giá thành đa dạng khác nhau. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết sản phẩm bổ sung canxi nào tốt, hãy tham khảo viên uống bổ sung canxi với các ưu điểm như:

  • Thành phần chứa canxi, vitamin D3, vitamin K2, vitamin C, magie giúp bổ sung canxi cũng như tối ưu sự hấp thụ canxi với cơ thể.
  • Mùi vị dễ uống, không tanh.
  • Không gây lắng đọng, dễ tan và hấp thụ trong cơ thể.
  • Không gây táo bón, nóng trong, rất phù hợp với phụ nữ mang thai.

>>>Tham khảo viên uống canxi mát tại đây.

Lời kết: Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về những đối tượng dễ bị thiếu canxi và dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng. Hy vọng qua bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng thiếu canxi của cơ thể. Từ đó có phương pháp bổ sung canxi phù hợp để có một sức khỏe tốt. Chúc các bạn thành công.