I. Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng xuất hiện các cơn đau, cứng khớp, sưng, nóng ran ở bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc.
Trước đây, tình trạng đau nhức xương khớp thường chỉ xảy ra với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này. Đau khớp được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính.
-
Đau nhức xương khớp cấp tính: Là tình trạng đau nhức xương khớp do các khớp xương bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hại. Tình trạng này đi kèm với hiện tượng sưng đỏ ở các khớp, điển hình là khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu tay,…
-
Đau nhức xương khớp mãn tính: Là tình trạng xảy ra bởi sụn bị thoái hóa (sụn bị mòn mỏng và xù xì) khiến các đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động gây ra cảm giác đau nhức. Khi bị đau nhức mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm khớp, thoái hóa khớp,…Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
II. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Nguyên nhân đau nhức xương khớp rất đa dạng nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính là:
2.1 Do bệnh lý
Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm sau:
-
Thoái hóa cột sống: Đây là một căn bệnh mãn tính có biểu hiện phổ biến nhất là viêm xương khớp tại khu vực cột sống, gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ, yếu hoặc tê bì tay chân, cứng cơ lưng và cổ,…Cơn đau do thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột rồi dần dần biến mất hoặc kéo dài liên tục trong vài giờ, vài ngày. Chúng có thể gây ra nhiều diễn biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
-
Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến các cơ xương cọ xát vào nhau khi vận động khớp, gây đau nhức, viêm xương,…Mức độ đau nhức xương khớp thường tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nhất là khi trời lạnh), cơn đau nhức càng trở nên dữ dội hơn.
-
Thoát vị đĩa đệm: Là bệnh lý xương khớp thường gặp với triệu chứng đau nhức xương khớp âm ỉ (phần lớn là đau nhức ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng). Tình trạng này xảy ra do đĩa đệm bị thoát vị, khiến nhân nhầy trong bao xơ bị rách hoặc nứt thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các dễ dây thần kinh, gây đau nhức xương khớp âm ỉ.
-
Loãng xương: Đây là tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp ở người già. Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ dễ dàng cảm nhận được các cơn đau nhức tại các đầu xương hoặc đau mỏi dọc theo xương. Về lâu dài, nếu không được chữa trị kịp thời, xương sẽ yếu dần, giòn và rất dễ gãy.
-
Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp mãn tính, nguyên nhân thường do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn gây ra. Bệnh có biểu hiện như: đau khớp, cứng khớp, viêm sưng khớp khiến người bệnh đi lại, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Đáng ngại hơn nếu bệnh viêm khớp dạng thấp không được chữa trị kịp thời sẽ gây teo cơ, biến dạng khớp.
-
Lao xương khớp: Lao xương khớp là bệnh lý do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Nó khiến khớp sưng to nên người bệnh đi lại gặp nhiều khó khăn, khó cúi người hoặc gập người, chân không co duỗi được,…Bệnh thường tiến triển chậm và các triệu chứng ban đầu khá mờ nhạt nên rất khó phát hiện nhưng khi trở nặng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như liệt chi, xẹp đốt sống, dị tật về xương,…
-
Bệnh gout: Đau nhức xương khớp toàn thân cũng là biểu hiện của bệnh gút. Bệnh xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Điều này khiến thận không thể lọc axit uric từ máu, từ đó dần tích tụ lại và tạo thành các tinh thể, tập trung ở khớp gây đau và viêm sưng. Cơn đau nhức xương khớp chủ yếu tập trung vào ban đêm với cường độ đau ngày càng tăng, kèm theo các triệu chứng như: nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi,…
-
Viêm khớp nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại vi trùng khác gây ra. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương xuyên thấu qua khớp hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể. Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra ở khớp gối, đôi khi cũng xảy ra ở khớp vai, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân.
2.2 Do môi trường và lối sống
Không gian, điều kiện sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể như sau:
-
Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí,…thay đổi thất thường, nhất là khi trời chuyển lạnh, áp suất khí quyển tăng, độ ẩm thấp. Điều này khiến xương khớp co giãn mạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc lại, dẫn đến cảm giác đau nhói xương, khô khớp.
-
Vận động sai tư thế: Rèn luyện thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nếu tập luyện sai tư thế sẽ phản tác dụng, gây đau cơ xương khớp. Ngoài ra, một số tư thế xấu như: ngồi gù lưng, ngồi bắt chéo chân, đứng còng lưng,…còn ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
-
Ngồi nhiều, ít vận động: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở nhóm người làm việc văn phòng. Khi ngồi liên tục nhiều giờ liền ở một tư thế, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên phần hông, xương chậu khiến cột sống bị khô cứng lại, gây nên tình trạng đau nhức xương khớp.
-
Ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống hằng ngày thiếu chất xơ, omega – 3 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các loại axit kháng viêm nghiêm trọng như: axit Arachidonic nhưng lại nhiều muối, nhiều đường. Điều này sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị thiếu canxi vì đường, muối làm gián đoạn quá trình hấp thu canxi. Từ đó, ảnh hưởng không tốt đến xương khớp, gây đau nhức xương khớp ngày càng rõ rệt.
-
Lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Những loại chất kích thích, đồ uống có cồn như: bia, rượu, thuốc lá,…đều tác động không tốt đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể (nhất là quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi). Vì thế, khiến xương khớp trở nên yếu ớt hơn và dễ đau nhức.
-
Thường xuyên mang giày cao gót: Khi mang giày cao gót, phần lớn trọng lượng của cơ thể sẽ dồn hết vào phần mũi chân nên bạn thường cảm thấy đau nhức mũi chân. Về lâu dài, khớp cổ chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến viêm xương khớp mãn tính và khung xương chậu có nguy cơ bị lệch sang 1 bên.
-
Thường xuyên căng thẳng, stress: Tâm lý cũng là một trong những yếu tố tác động cực lớn đến sức khỏe xương khớp. Những người trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống mà hệ xương khớp cũng bị ảnh hưởng, dễ mỏi, đau nhức.
-
Thừa cân, béo phì: Cấu trúc xương khớp của mỗi người chỉ chịu được một mức trọng lượng nhất định. Vậy nên những người bị thừa cân, béo phì (với trọng lượng vượt mức cho phép) sẽ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp toàn thân cao hơn những người có mức cân nặng bình thường.
III. Đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, đau nhức xương khớp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thời tiết thay đổi, tập luyện sai tư thế,…nhưng cũng có thể do bệnh lý về xương khớp gây ra. Các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,…gây đau xương khớp nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày, nặng thì hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí là có nguy cơ bị tàn phế.
IV. Cách điều trị đau nhức xương khớp
Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến, bạn có thể tham khảo:
4.1 Điều trị đau nhức xương khớp tại nhà
Đối với trường hợp nhẹ, triệu chứng đau nhức xương khớp mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các cách trị đau nhức xương khớp tại nhà sau:
4.1.1 Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng giảm lưu lượng máu về khu vực xương khớp tổn thương. Từ đó, làm chậm quá trình viêm giúp giảm đau, giảm viêm, sưng tấy.
Cách thực hiện
-
Sử dụng túi đá lạnh chuyên dụng hoặc cho đá vào trong chiếc khăn, bọc lại và chườm lên vùng xương khớp bị đau nhức.
-
Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 lần, ngày thực hiện 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.1.2 Chườm ấm
Chườm ấm có tác dụng kích thích lưu thông máu về khu vực tổn thương. Từ đó, giúp giảm đau, giảm cảm giác tê bì. Ngoài ra, chườm ấm còn làm ấm chi, đuổi hàn thấp, thư giãn mạch máu, xương khớp.
Cách thực hiện
-
Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc sử dụng 1 chiếc khăn ấm chườm trực tiếp lên khu vực bị đau nhức xương khớp.
-
Mỗi lần chườm khoảng 15 - 20 phút, thực hiện 4 lần/ngày.
4.1.3 Xoa bóp
Xoa bóp cũng được xem là liệu pháp “cứu cánh” cho những người bị đau nhức xương khớp. Bởi xoa bóp giúp làm giãn cơ, giảm áp lực đè nén lên dây thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng cứng khớp, đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện
-
Sử dụng tinh dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược như: gừng, bạc hà, tràm trà,…để xoa bóp. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 10 – 20 phút.
-
Lưu ý: Không xoa bóp khi khớp đang sưng, phù nề nóng đỏ. Khi xoa bóp, thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh những động tác mạnh, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
4.1.4 Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi giúp làm giảm áp lực lên xương khớp, mạch máu, dây thần kinh. Từ đó, làm giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tâm trạng. Vì thế, khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, bạn nên dừng mọi hoạt động lại, nằm thư giãn, nghỉ ngơi, thoải mái.
4.1.5 Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp
Một chế độ ăn uống khoa học hợp lý cũng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Theo đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:
-
Thực phẩm giàu Omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi,…để ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp. Từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa như: bơ, sữa chua, phô mai. Nhóm thực phẩm này rất giàu canxi, vitamin C giúp tăng độ bền, tính dẻo dai, góp phần làm giảm các nguy cơ gây viêm khớp.
-
Thường xuyên sử dụng nước hầm xương ống, sụn bò vì thành phần chứa glucosamine và chondroitin. Đây là hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, thực phẩm này cũng giàu canxi – thành phần cấu tạo nên xương.
-
Tăng cường bổ sung rau màu xanh đậm như: cải mầm, rau bina, cải xoăn, bắp cải,…Đây là nguồn thực phẩm giàu canxi, có tác dụng giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
-
Ăn nhiều cam, chanh, bưởi, đu đủ, dưới,…vì giàu vitamin C giúp cơ thể chống lại sự phát triển của tình trạng viêm.
4.2 Điều trị đau nhức xương khớp bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được đánh giá hiệu quả giúp giảm đau nhức xương khớp an toàn, nhanh chóng. Phương pháp này được chia thành 2 loại: vật lý trị liệu chủ động (bao gồm các bài tập vận động thể lực) và vật lý trị liệu bị động (sử dụng thiết bị hiện đại). Để làm tăng hiệu quả chữa bệnh, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kết hợp cả 2 hình thức trên.
Một số kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp này là:
-
Sóng siêu âm dẫn truyền tinh chất giúp giảm đau nhức xương khớp.
-
Nắn chỉnh xương khớp.
-
Liệu pháp nhiệt nóng hoặc lạnh.
-
Sử dụng các xung điện kích thích dây thần kinh.
Ưu điểm của phương pháp vật lý trị liệu này là giảm đau mà không cần sử dụng thuốc, tránh được nguy cơ phải phẫu thuật. Đồng thời, giúp cải thiện khả năng vận động, phục hồi xương khớp.
4.3 Điều trị đau nhức xương khớp bằng Tây y
Đây là phương pháp được sử dụng với những trường hợp sau:
-
Người bệnh đau nhức xương khớp từ trung bình đến nặng kèm theo sưng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen..
-
Trường hợp đau nghiêm trọng đến mức NSAID không đủ hiệu quả thì bác sĩ sẽ kê thêm Opioid mạnh hơn.
Bên cạnh các loại thuốc giảm đau trên, bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
-
Thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ (thường dùng chung với NSAID để làm tăng tác dụng).
-
Các nhóm thuốc liên quan đến đường tiêu hóa như: Omeprazole để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc trị đau xương khớp lên dạ dày, tá tràng và thận.
Mặc dù có tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh chóng nhưng phương pháp này lại dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, tá tràng. Vì thế, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi điều trị.
4.4 Điều trị đau nhức xương khớp bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp đau nhức tiến triển nặng, kéo dài và không đáp ứng điều trị nội khoa, khớp không thể hoạt động, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là: phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật tạo hình xương, phẫu thuật làm cứng khớp.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm X7-Care của Olympian Labs để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương – sụn – khớp toàn diện. Sản phẩm mang lại hiệu quả trên 7 vị trí tác động gồm: đầu, cổ, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối, hông với 4 cơ chế:
-
Tăng cường tái tạo sụn.
-
Hỗ trợ sản sinh chất hoạt dịch khớp.
-
Tăng tổng hợp canxi cho xương.
-
Chống viêm xương khớp.
Trong 1 viên X7 không chỉ chứa 11 thành phần chăm sóc xương – sụn – khớp gồm: Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, Boron, Collagen Type II, Boswellia Serrata extract, MSM, Vitamin D3, Magnesium Oxide, Coral Calcium, Chondroitine Suphat mà còn bổ sung cả Ginkgo Biloba. Đây là thành phần hiếm hoi có trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp giúp tăng tuần hoàn máu. Điều này đặc biệt ý nghĩa với những người cao tuổi, thường mắc các bệnh liên quan đến vấn đề xương khớp, thần kinh.
V. Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp
Để phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất và giàu các nhóm thực phẩm chống viêm.
-
Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhanh, thuốc lá, rượu bia và các thực phẩm giàu photpho, có độ đạm và axit bão hòa cao.
-
Thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, tránh luyện tập với cường độ mạnh, quá sức.
-
Kiểm soát cân nặng hợp lý để không gây áp lực lên xương khớp.
-
Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nhất là những người từng mắc các bệnh về xương khớp.
-
Khi làm việc không nên ngồi quá lâu trong 1 tư thế. Thỉnh thoảng bạn nên đứng lên, đi đi lại lại cho thoải mái.
Đau nhức xương khớp là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần điều trị sớm để tránh tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và tốn nhiều chi phí.