NỘI DUNG

I. Rối loạn giấc ngủ là gì?

II. Bạn có mắc rối loạn giấc ngủ không?

III. Phân loại các rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay

IV. Những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

V. Người bị rối loạn giấc ngủ cần có chế độ sinh hoạt ra sao?

I. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bất thường xảy ra làm thay đổi giấc ngủ của bạn. Hội chứng này khiến cho chất lượng ngủ, thời gian ngủ không đạt đến nhu cầu như mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Tình trạng này xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân, thông thường là những khó khăn, áp lực trong cuộc sống khiến cho giấc ngủ không ngon giấc và trở thành gánh nặng, mệt mỏi cho nhiều người. Một giấc ngủ ngon bị cho là xa xỉ, không phải có tiền là mua được.

Trong một số trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý y khoa hoặc tình trạng của một bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu… Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác.

II. Bạn có mắc rối loạn giấc ngủ không?

Bạn mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ nên cũng đang lo lắng liệu mình có đang mắc phải rối loạn giấc ngủ không? Để xem bạn có bị rối loạn giấc ngủ không, hãy thử kiểm tra xem mình có những triệu chứng dưới đây không nhé.

Bạn có mắc rối loạn giấc ngủ không?

- Bạn có cảm thấy khó chịu, bực tức hoặc buồn ngủ vào ban ngày không?

- Bạn có thể duy trì sự tỉnh táo để ngồi làm việc, xem tivi hoặc đọc sách không?

- Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ khi làm việc hoặc lái xe?

- Những người khác có thường nói rằng trông bạn có vẻ mệt mỏi và thiếu sức sống?

- Bạn cảm thấy khó tập trung không?

- Bạn làm việc gì cũng chậm chạp?

- Bạn dễ cáu gắt và khó kiểm soát cảm xúc của mình?

- Bạn cần những thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực để giúp tỉnh táo làm việc?

III. Phân loại các rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay

Rối loạn giấc ngủ được phân loại thành nhiều dạng khác nhau dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và rất nhiều tiêu chí khác. Dưới đây là một số loại rối loạn giấc ngủ thường gặp:

1. Mất ngủ

Đây là một thuật ngữ để chỉ trạng thái khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Mất ngủ được chia thành 2 loại: mất ngủ thoáng qua và mất ngủ mãn tính:

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến mất ngủ

- Bị các bệnh về đường hô hấp liên quan đến giấc ngủ

- Mắc một số bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: như trầm cảm, lo âu, nhược giáp…

- Thay đổi nội tiết tố

- Rối loạn nhịp sinh học

 ....

1.1. Mất ngủ thoáng qua (mất ngủ tạm thời)

Mất ngủ thoáng qua là loại mất ngủ xảy ra do một sự kiện nào đó tác động (không thường xuyên) gây khó khăn, căng thẳng dẫn đến thay đổi tâm sinh lý, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số nguyên nhân gây mất ngủ thoáng qua như mất người thân, mất việc, đi công tác xa thay đổi múi giờ,....

1.2. Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính đặc trưng bởi khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, cảm thấy ngủ không ngon ít nhất một tháng, đi kèm với cảm giác mệt mỏi.

2. Ngưng thở khi ngủ

Phân loại các rối loạn giấc ngủ thường gặp hiện nay

Sự thay đổi nhịp thở bất thường trong khi ngủ. Người bệnh có thể ngừng thở hoặc thở thoi thóp trong 10-30 giây và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ.

3. Hội chứng chân không yên (RLS)

Còn gọi là bệnh Willis-Ekbom - một loại rối loạn chuyển động khi ngủ. Hội chứng này gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn và thôi thúc người bệnh phải đứng lên di chuyển khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.

4. Chứng ngủ rũ

Đây là tình trạng khiến người bệnh buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết.

5. Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Đây là một loại rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ, bao gồm mộng du, nói mớ, ác mộng, đái dầm, nghiến răng khi ngủ và nhiều tình trạng khác.

6. Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều

Rối loạn này liên quan đến số lượng và chất lượng của trạng thái tỉnh táo trong ngày, biểu hiện: Ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày. Trái ngược với mất ngủ, những rối loạn tỉnh táo này thường không được nhận biết và không được quan tâm đến, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị cũng như sự xáo trộn cấu trúc của giấc ngủ thường không được người bệnh nhận ra.

>>> Xem thêm: Olympian Labs Melatonin Liquid chiết xuất thực vật – Lựa chọn hàng đầu cho người mất ngủ

IV. Những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ bị tác động bởi rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính được thống kê thường gặp nhất:

Những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

1. Dị ứng, các vấn đề về hô hấp

Các vấn đề về hô hấp, cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp khiến cơ thể bạn khó chịu, kèm theo tình trạng khó thở khi nằm. Việc không hít thở không khí thoải mái bằng mũi là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ.

2. Tiểu đêm

Tiểu đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn.

3. Các cơn đau mãn tính

Các cơn đau mãn tính có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nó thậm chí còn khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng vì quá đau và khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm: Viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ hóa, bệnh viêm ruột (IBD), nhức đầu dai dẳng, đau lưng,...

V. Người bị rối loạn giấc ngủ cần có chế độ sinh hoạt ra sao?

Để rối loạn giấc ngủ được cải thiện, người mắc phải hội chứng này cần nghiêm khắc chỉnh đốn lại bản thân càng sớm càng tốt để tránh khiến cho bệnh nặng hơn, vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Hơn nữa, càng để lâu, bệnh tình càng nặng hơn và rất khó điều trị. Do đó, theo các bác sĩ, người bị rối loạn giấc ngủ cần làm những điều sau, để tác động tích cực đến cơ thể và tinh thần:

Người bị rối loạn giấc ngủ cần có chế độ sinh hoạt ra sao?

- Tạo môi trường ngủ tối ưu, phòng ốc cần mát mẻ, yên tĩnh và tối

- Suy nghĩ tích cực, tạo tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ. Đừng để một vài sự kiện tiêu cực diễn ra vào ban ngày ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà hãy cố gắng giải tỏa tâm trí trước khi đi ngủ.

- Không làm những việc khác trên giường ngủ như xem tivi, ăn uống, làm việc, sử dụng các thiết bị thông minh.

- Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh bằng cách thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và thói quen thư giãn mỗi tối bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách, bài tập thư giãn, thiền định trước khi đi ngủ.

- Tránh ngủ trưa quá lâu, hãy giới hạn thời gian giấc ngủ trưa dưới 30 phút, đặc biệt không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.

- Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, soda, cacao, chocolate, rượu và hút thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ.

- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ nếu bạn bị khó ngủ.

- Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin

Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin trị rối loạn giấc ngủ

Melatonin là một loại hormon được sinh ra từ tuyến yên ở hệ thần kinh trung ương, có chức năng duy trì nhịp sinh học thức – ngủ của cơ thể. Những loại thực phẩm giúp ngủ ngon trên dù phong phú nhưng đều có chung một mục đích là kích thích não bộ tiết ra những chất dẫn truyền thần kinh và tăng tiết Melatonin giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc. Hơn nữa, những thực phẩm trên có thể xem là những phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và có tác dụng với mất ngủ cấp tính, còn mất ngủ mãn tính thì cần có sản phẩm bổ sung khác. An thần và Melatonin là 2 nhóm sản phẩm bổ sung phổ biến hiện nay để chữa mất ngủ kéo dài.

Tuy nhiên, các sản phẩm bổ sung Melatonin đang dần thay thế sản phẩm an thần vì khả năng tác động nhanh, an toàn, không phụ thuộc. Đặc biệt, Melatonin giúp mang đến giấc ngủ chất lượng đúng nghĩa chứ không giống như cách các sản phẩm an thần thực hiện, chỉ giúp người bệnh dễ ngủ chứ giấc ngủ không được đảm bảo, sáng dậy vẫn mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ. Không những thế, các sản phẩm an thần rất dễ gây phụ thuộc, nên đây không phải là giải pháp lâu dài.

Theo nghiên cứu được đăng trên WebMD (Trang truy vấn thông tin sức khỏe số 1 tại Mỹ về lượng người dùng), melatonin có thể dùng 6 tháng liên tục vẫn an toàn với người sử dụng và không gây lệ thuộc.

Link: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-940/melatonin

Nếu nhắc đến sản phẩm bổ sung Melatonin, phải kể đến Melatonin 1mg đến từ Olympian Labs – thương hiệu số 1 tại Mỹ về dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả vì chiết xuất dạng nước dễ hấp thụ, thành phần Melatonin tinh khiết hàm lượng tiêu chuẩn 1mg/ngày mang đến hiệu quả tích cực, không tác dụng phụ nên Olympian Labs Melatonin 1mg đang là sản phẩm mà những người mất ngủ kinh niên tin dùng, không thể thiếu cho mỗi giấc ngủ ngon.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Laura Palagini cùng các đồng nghiệp được tăng tải trên dược thư quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) chứng minh hiệu quả của liều dùng Melatonin dạng hấp thụ nhanh 1mg (dạng nước) trong việc giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn ở những người tham gia nghiên cứu. Tham khảo ở link dưới đây.

Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34177671/