Nội Dung

1. Đau sau lưng vùng phổi là gì?

2. Đau sau lưng vùng phổi là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

2.1. Bệnh tim mạch

2.2. Bệnh cột sống

2.3. Do phổi bị tắc nghẽn

2.4. Bệnh viêm phổi

2.5. Bệnh ung thư phổi

3. Cách chữa đau sau lưng vùng phổi

3.1. Vận động hợp lý

3.2. Mang giày thấp

3.3. Kéo giãn cột sống

3.4. Thư giãn

3.5. Ngủ đủ giấc

3.6. Chườm lạnh

3.7. Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp

1. Đau sau lưng vùng phổi là gì?

Đau sau lưng vùng phổi là trạng thái đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói kéo dài vùng lưng ngay phía sau vị trí của hai lá phổi

Đau sau lưng vùng phổi là trạng thái đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói kéo dài vùng lưng ngay phía sau vị trí của hai lá phổi.

Nguyên nhân cơ học chính gây ra cảm giác đau lưng sau phổi là do việc lặp đi lặp lại những động tác, hoạt động không đúng tư thế trong một thời gian dài như: Nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc không khoa học,… 

Tuy nhiên, tình trạng này có thể là triệu chứng của một số căn bệnh liên quan đến các cơ quan hô hấp, đặc biệt là lá phổi như: tắc nghẽn phổi, viêm phổi, ung thư phổi,… Tình trạng đau lưng sau phổi có thể kèm theo ho dai dẳng lâu ngày, khiến người bệnh mệt mỏi, thể trạng suy yếu, thậm chí có thể khiến khó thở và gây tử vong.

2. Đau sau lưng vùng phổi là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

Theo các chuyên gia, ngoài phổi thì đau sau lưng vùng phổi hoàn toàn có thể được gây ra bởi các bất thường xảy ra ở tim và hệ xương khớp vùng lưng. Do đó, nếu tình trạng đau sau lưng vùng phổi kéo dài, không có chiều hướng thuyên giảm thì có thể bạn đã mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

2.1. Bệnh tim mạch

Người bệnh bị đau tim nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong trong một khoảng thời gian rất ngắn

Điều khiến cho tim có thể gây nên các cơn đau ở khu vực sau lưng vùng phổi chính là sự sụt giảm của lưu lượng máu trong khi thực hiện quá trình tuần hoàn. Mà điều này sẽ xảy ra khi hệ thống ống mạch, nhất là ống mạch chủ bị tắc nghẽn hay thậm chí là do huyết khối hay khối máu đông gây nên. Khi lưu lượng máu chảy đến tim đã bị tắc nghẽn sẽ làm xuất hiện cơn đau tim, khó thở, thậm chí là đột quỵ. Các triệu chứng khác của một cơn đau tim bao gồm:

- Đau ngực hoặc có áp lực ở lồng ngực.

- Đau, tê liệt hoặc hai cánh tay bị mất lực.

- Chóng mặt, khó thở, buồn nôn và nôn.

Người bệnh bị đau tim nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong trong một khoảng thời gian rất ngắn.

2.2. Bệnh cột sống

Bệnh cột sống

Những chấn thương liên quan đến cột sống hoặc những bệnh lý như thoát vị gù lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,… đều có một điểm chung là gây ra áp lực lên cổ, thắt lưng. Điều này làm người bệnh có cảm giác đau đớn ở lưng, đặc biệt là đau lưng phía sau phổi. Tình trạng này thường đi cùng một vài triệu chứng khác như:

- Đau lưng khó thở.

- Yếu và tê liệt ở tay.

- Đau vai, lồng ngực, hông.

- Khó thở, buồn nôn, nôn khan.

- Khả năng vận động bị hạn chế.

2.3. Do phổi bị tắc nghẽn

Tắc nghẽn phổi có thể xảy ra khi cục máu đông xuất hiện và phát triển ở các động mạch cung cấp máu cho phổi

Tắc nghẽn phổi xảy ra khi cục máu đông xuất hiện và phát triển ở các động mạch cung cấp máu cho phổi. Cục máu đông này sẽ làm hạn chế lưu lượng máu chảy trong các động mạch đi nuôi dưỡng phổi và lâu dần có thể dẫn đến tử vong.

Người bị tắc nghẽn phổi sẽ thường cảm thấy đau lưng phía sau phổi khi thực hiện động tác hít thở sâu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

- Đau ngực.

- Ho hoặc ho ra máu.

- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn.

- Chóng mặt.

- Sưng chân.

Phổi bị tắc nghẽn là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp vì có thể gây khả năng từ vong cao. 

2.4. Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng các phế nang ở phổi bị các yếu tố gây nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, nấm… xâm nhập vào bên trong và tấn công gây nên viêm nhiễm. Bệnh lý này có thể khiến người bệnh khó thở và gây ra cơn đau nhói ở vùng lưng phía sau phổi, đồng thời bệnh nhân cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như ho và sốt. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tổn thương màng phổi và gây ra các cơn đau sau lưng vùng phổi trái, phải.

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm phổi, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. 

2.5. Bệnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi

Theo thống kê, có khoảng 25% những người bị ung thư phổi bị đau ở vùng lưng phía sau. Mặc dù ở giai đoạn đầu ung thư phổi thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, khối u trong phổi phát triển chèn ép lên dây thần kinh cột sống thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau sau lưng vùng phổi, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các cơn đau lan khắp cột sống lưng và hông.

Các triệu chứng ung thư phổi phổ biến khác bao gồm:

- Ho dai dẳng, ho ra máu.

- Thường xuyên đau ngực.

- Khó thở hoặc thở khò khè.

- Khàn tiếng.

- Sưng cổ và mặt.

- Ăn uống không ngon miệng.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Mệt mỏi, đau đầu.

>>> Xem thêm: Bị đau lưng có dùng được X7 Care không?

3. Cách chữa đau sau lưng vùng phổi

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc từ chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể chấm dứt cơn đau sau lưng vùng phổi chỉ bằng những mẹo nhỏ tại nhà sau đây:

3.1. Vận động hợp lý

Vận động hợp lý

Khi các cơn đau sau lưng vùng phổi thuyên giảm, người bệnh có thể thực hiện các bài vận động nhẹ kết hợp bơi lội, đạp xe để cột sống được hoạt động linh hoạt. Tuy nhiên, với trường hợp đau nặng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kì một môn thể thao hay bài tập nào.

3.2. Mang giày thấp

Mang giày thấp

Việc mang giày cao sẽ gây áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng đau sau lưng vùng phổi thêm trầm trọng. Người bệnh chỉ nên mang giày bệt, để tư thế đi lại được vững chắc hơn cũng như hạn chế các áp lực tác động lên cột sống, cơn đau sẽ cải thiện đáng kể.

3.3. Kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống bằng các bài tập yoga

Hàng ngày bệnh nhân nên đứng dậy và đi lại khoảng 20 phút/lần. Việc đứng thẳng dậy và đi lại sẽ giúp các cơ bắp được thư giãn, cột sống không bị trùng. Ngoài ra, việc duy trì các bài tập yoga kéo giãn cột sống cũng rất tốt trong việc giảm cơn đau.

3.4. Thư giãn

Thư giãn để tinh thần thoải mái sẽ khiến cơn đau thuyên giảm, ít xuất hiện

Người bệnh không nên làm việc với tần suất cao trong thời gian dài, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động giải trí giúp tinh thần được thả lỏng. Khi tinh thần thoải mái các cơn đau sẽ được thuyên giảm và ít xuất hiện hơn.

3.5. Ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc không chỉ mang lại sức khỏe tốt mà còn khiến tinh thần phấn chấn

Người bị đau sau lưng vùng phổi nên ngủ đủ 7 tiếng/ngày. Việc ngủ đủ giấc không chỉ mang lại sức khỏe tốt mà còn khiến tinh thần phấn chấn. Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, người bị đau sau lưng vùng phổi nên nằm ngửa khi ngủ và có thể kê 1 chiếc gối dưới chân. Lưu ý, không nằm gối quá cao tránh tổn thương cột sống cổ. 

3.6. Chườm lạnh

Chườm lạnh

Khi cơn đau kéo đến, bên cạnh dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể chườm 1 chiếc khăn lạnh, hoặc đá lạnh để giảm viêm sưng.

3.7. Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp

Đóng góp to lớn của thực phẩm chức năng trong việc đẩy lùi bệnh xương khớp là điều không còn phải bàn luận. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng với nhiều thành phần khác nhau được lưu hành rộng rãi trên thị trường, khiến việc tìm được một sản phẩm phù hợp trở nên nan giải.  Đi tìm câu trả lời cho việc loại thực phẩm chức năng nào thực sự giúp ích cho bệnh nhân xương khớp, năm 2017, nhóm nghiên cứu gồm 5 tác giả đến từ Đại học y khoa Sydney - Úc; Viện nghiên cứu xương khớp Kolling - Úc; Khoa thấp khớp, Bệnh viện Royal North Shore - Úc đã hợp tác tiến hành một phân tích hệ thống và phân tích meta - analysis (loại nghiên cứu có giá trị khoa học cao nhất trong tháp bằng chứng). Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kết quả từ 69 nghiên cứu khoa học trên tổng cộng 11,586 bệnh nhân được điều trị bằng một trong 20 loại thành phần bổ sung cho bệnh lý xương khớp như, Glucosamine, Chondroitin, Collagen type II, Diacerein, Methylsulfonylmethane,…

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 20 thành phần bổ sung, thì chỉ có Glucosamine, Chondroitin, Collagen không biến tính Type II là thể hiện được tác dụng giảm đau ngắn và trung hạn, cải thiện hiệu quả chức năng vật lí có ý nghĩa trên lâm sàng.

X7 Care – Viên uống chăm sóc sức khỏe xương khớp

X7 Care – Viên uống chăm sóc sức khỏe xương khớp

Viên uống X7 Care chính là một trong số ít các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp hội tụ đầy đủ các thành phần Glucosamine Sulfate, Chondroitin Sulfate, MSM (Methylsulfonylmethane), Collagen type II, Acid Hyaluronic… Đem lại nguồn dưỡng chất dồi dào cho xương khớp, đồng thời giảm các cơn đau nhức nhanh chóng, giúp phục hồi chức năng của các mô liên kết ở khớp, giúp các khớp vận động dễ dàng, linh hoạt…

Không như những sản phẩm thực phẩm chức năng thông thường, điểm đem lại cho X7 Care sự khác biệt còn đến từ công dụng cân bằng nồng độ Canxi trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút cơ, giảm thiểu các hội chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giúp tập trung, cải thiện tinh thần…nhờ các thành phần được chiết xuất từ cây Nhũ hương, Ginkgo Biloba, cùng với Vitamin A, Vitamin D3, Magnesium Oxide, Coral Calcium…

X7 Care là sản phẩm đến từ Mỹ thuộc thương hiệu Olympian Labs danh tiếng. Được mệnh danh là thương hiệu dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị với hơn 20 sản phẩm chất lượng dành cho nhiều nhóm đối tượng, độ tuổi khác nhau. Các sản phẩm của Olympian Labs đã được phân phối đến hàng chục Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY