Nội Dung

1. Đau khớp háng bên phải là gì? 

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải

3. Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của bệnh gì?

4. Cách điều trị đau nhức khớp háng bên phải

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất

1. Đau khớp háng bên phải là gì? 

Đau khớp háng bên phải là gì?

Đau khớp háng bên phải là triệu chứng đau trong trường hợp có chấn thương hoặc bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm khớp nói chung. Tình trạng đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Đau khớp háng ở bên phải gây hạn chế vận động tại khớp háng, đầu gối và các vùng mô mềm lân cận. Kèm theo đau có thể là các triệu chứng sốt, viêm hoặc sưng, phù nề tại bề mặt.

Đối tượng xuất hiện đau khớp háng ở bên phải thường gặp là những người có sức đề kháng bị suy giảm. Bên cạnh đó còn thấy ở những cá nhân thường xuyên thực hiện động tác liên quan đến khớp háng. Có thể kể tên một số đối tượng như: trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi và các vận động viên.

Đặc biệt với bà bầu bị đau khớp bên phải, có dấu hiệu của phù nề nhiều, người nhà nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải

Nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải được chia làm hai nhóm chính, bao gồm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý

Đau khớp háng ở bên phải gây ra bởi các tình trạng bệnh lý về xương khớp, bao gồm các tình trạng:

- Thoái hóa khớp háng, khô dịch ổ khớp dẫn đến ma sát trong quá trình di chuyển, gây đau.

- Viêm khớp háng bên phải do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng từ các vết thương hở hoặc trong máu.

- Trật khớp háng do vận động mạnh quá mức hoặc các va chạm bất ngờ.

- Viêm khớp háng tiến triển nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus.

- Hoại tử chỏm xương liên quan đến việc vận hành dòng máu trong cơ thể. Trường hợp này là do có sự chèn ép hoặc hẹp các động mạch máu tại vị trí khớp háng gây nên.

- Do bẩm sinh: Có một số trường hợp trẻ khi sinh ra đã bị mắc dị tật khớp háng như lỏng khớp, trật khớp… Mặc dù hiếm gặp, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân sinh lý

- Công việc: Tình trạng đau khớp háng bên phải hoặc bên trái có thể xảy ra với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ít vận động hoặc phải bốc vác đồ nặng nhiều. Khi đã có dấu hiệu bị đau nhức mà người bệnh không chữa trị và có biện pháp phòng ngừa thì lâu dần có thể khiến khớp háng bị thoái hóa.

- Do chấn thương: Nếu khớp háng bên phải của bạn từng bị chấn thương (có thể do tai nạn, chơi thể thao quá sức, vận động không đúng cách…) thì rất có thể cơn đau khởi phát là do nguyên nhân này. Nếu không được điều trị, các cơn đau nhức có thể tái phát theo từng đợt và dẫn tới viêm khớp.

- Do thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho hệ xương khớp như vitamin D, canxi, chondroitin… cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ xương khớp, từ đó gây ra tình trạng đau nhức. Đau khớp háng bên phải có thể là dấu hiệu của tình trạng này.

- Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì sụn khớp sẽ dần bị bào mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào với nhau và gây đau. Hiện tượng đau nhức xương khớp do nguyên nhân này có thể xảy ra ở bất cứ phần khớp, xương nào, trong đó có khớp háng bên phải.

2.2. Triệu chứng đau khớp háng bên phải

Triệu chứng đau khớp háng bên phải có mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào giai đoạn và khả năng nhận thức của từng đối tượng bệnh nhân

Triệu chứng đau khớp háng bên phải có mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào từng giai đoạn và khả năng nhận thức của mỗi đối tượng bệnh nhân khác nhau.

- Cảm giác nhói đau khó chịu tại khớp háng bên phải.

- Có thể kèm theo các triệu chứng sưng đau hoặc phù nề tại bề mặt.

- Cảm giác khó chịu khi di chuyển khớp háng và các khớp lân cận.

- Đỏ tấy tại chỗ đau.

- Nhấn vào vị trí khớp háng có thể thấy lõm, là biểu hiện của ổ áp-xe.

3. Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau khớp háng bên phải là biểu hiện của các tình trạng bệnh dưới đây.

3.1. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trên 50. Đây được xem là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể, khi mà khả năng hấp thụ dưỡng chất kém đi thì chất lượng xương khớp cũng suy giảm dần. Bệnh có thể sẽ tiến triển rất nhanh, do vậy phải có điều hướng xử lý sớm.

3.2. Viêm khớp háng bên phải

Viêm khớp háng bên phải khiến người bệnh bị cơn đau xung quanh xương khớp háng phải, có thể lan tỏa sang các bộ phận lân cận như khớp gối, phần đùi và hông. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều hơn ở đối tượng người già, trẻ em. Đặc biệt bà bầu bị đau khớp háng bên phải ngày càng có tỉ lệ tăng cao.

3.3. Trật khớp háng

Trật khớp háng là tình trạng xảy ra sau quá trình vận động quá mạnh tại khớp. Khi bị trật khớp háng, biểu hiện điển hình là bất động tại chỗ kèm theo đau khớp háng phải hoặc trái.

Tình trạng này thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ năng động và vận động viên ở các môn như: thế dục dụng cụ, nhảy cao, nhảy xa…

3.4. Loạn sản khớp háng tiến triển

Đây là bệnh bẩm sinh, có sự di lệch hoặc phát triển bất thường từ khi mới sinh. Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau khớp háng ở bên phải, có thể chẩn đoán bệnh loạn sản khớp tiến triển khi kết hợp thêm các liệu pháp đánh giá khác.

3.5. Viêm khớp háng tiến triển nhiễm trùng

Viêm khớp háng nhiễm trùng thường gặp ở đối tượng có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với môi trường xung quanh dễ bị nhiễm khuẩn/virus. Dẫn tới các tình trạng đau dữ dội tại khớp, biểu hiện phù nề và sưng đỏ. Có thể kèm theo sốt tùy vào giai đoạn của bệnh.

3.6. Hoại tử chỏm xương

Đa số tình trạng nguyên nhân gây bệnh hoại tử chỏm xương đều là do những va chạm hoặc chấn thương mạnh, dẫn tới thiếu máu cục bộ đến vùng xương khớp háng. Cũng bởi vậy các mô và tổ chức tại đây sẽ “chết” do không có dinh dưỡng cung cấp.

Hoại tử chỏm xương gây đau dữ dội, bệnh nhân có thể bị sốc vì đau. Trường hợp này cần phải thực hiện cấp cứu ngay.

4. Cách điều trị đau nhức khớp háng bên phải

4.1. Mẹo dân gian trị đau khớp háng bên phải

Sử dụng Sinh khương tươi đê trị đau khớp háng bên phải

Mẹo dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm điều trị bệnh, hầu hết được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc này có cách làm khá đơn giản, nguồn nguyên liệu cây cỏ dễ tìm. Các bài thuốc này có hiệu quả giảm triệu chứng rất nhanh, nhưng người bệnh cần kết hợp với các dòng thuốc Tây y/Đông y nếu muốn điều trị dứt điểm.

Một số mẹo dân gian trị đau khớp háng ở bên phải được thực hiện như sau:

Gừng: Sử dụng gừng tươi, cắt lát mỏng. Sau đó đắp trực tiếp lên bề mặt vị trí đau tại khớp háng đến khi khô thì bỏ đi và đắp lớp mới. Thực hiện 3-4 lần/ngày, liên tục cho tới khi triệu chứng đau giảm nhiều.

Ngải cứu kết hợp muối trắng: Ngải cứu rửa sạch qua nước, để ráo. Sau đó, cho vào chảo cùng một chút muối, tiến hành xào đến khi nóng rồi dừng lại. Lấy ngải cứu đắp trực tiếp lên bề mặt có triệu chứng đau cho tới khi khô thì bỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày khi cảm thấy đau.

Nghệ kết hợp rượu trắng: Nghệ tươi thái lát, đem ngâm cùng rượu trắng ít nhất hai tuần. Sau đó sử dụng rượu ngâm thoa trực tiếp lên vị trí đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Việc xoa bóp rất quan trọng, sẽ giúp thấm sâu các hoạt chất chống viêm từ nghệ. Thực hiện 2-3 lần trong ngày khi triệu chứng đau tiến triển nặng.

4.2. Điều trị Đông y

Điều trị Đông y tình trạng đau khớp háng ở bên phải là lựa chọn an toàn, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh mà không hề mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải bài thuốc Đông y nào cũng đáp ứng trên 100% cơ thể. Nếu bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài mà không thấy hiệu quả, thì tốt nhất nên đổi qua sử dụng các bài thuốc khác.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: Khúc khắc 20g, Thiên niên kiện 8g, Tầm tang 10g, Lá lốt 8g, Hầu khương 10g, Hà thủ ô đỏ 12g, Nam sâm dương 12g, Trần bì 10g, Chỉ hương 6g.

Thực hiện và sử dụng: Rửa sạch các vị dược liệu, cho vào ấm sắc thuốc. Thêm khoảng 1000mL nước vào ấm, đun đến sôi rồi nhỏ lửa. Đến khi cạn còn hai bát thuốc thì dừng. Chia thang thuốc làm nhiều lần, uống hết trong ngày. Sử dụng ít nhất hai tuần để thấy cải thiện.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Dâm dương hoắc 50g, Ba kích thiên 50g, Đường phèn 200g, Hồng đằng và 1000mL rượu trắng.

Thực hiện và sử dụng: Cho tất cả nguyên liệu vào một hũ tráng sạch. Ngâm trong khoảng thời gian 15 – 20 ngày. Sử dụng 1 cốc nhỏ/lần x 2 lần/ngày.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị: Xuyên khung dùng đơn độc 10g.

Thực hiện và sử dụng: Cho Xuyên khung vào ấm, thêm nước sôi. Đợi 1-2 phút, sau đó dùng trực tiếp. Dùng 100mL/lần x 3-4 lần/ngày, liên tục trong 1 tháng.

4.3. Điều trị Tây y 

Điều trị đau khớp háng ở bên phải bằng Tây y mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, cả về căn nguyên và triệu chứng. Tuy nhiên, hàm lượng dược chất trong mỗi viên thuốc Tây sẽ cao hơn rất nhiều so với các dòng khác, do vậy sẽ gây độc tính trên gan thận và các cơ quan khác.

Trong trường hợp điều trị đau cấp tính, bắt buộc phải dùng thuốc Tây, sau đó khi đã ổn tạm thời, bệnh nhân có thể chuyển sang các dạng thuốc khác.

Các loại thuốc điều trị triệu chứng đau bao gồm:

- NSAIDs: Tùy thuộc vào mức độ đau, bệnh nhân sẽ bắt đầu sử dụng với acetaminophen, ibuprofen, diclofenac, arcotoxib, aspirin,…Đặc biệt lưu ý điều chỉnh liều với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa.

- Corticoid: Nhóm chất kháng viêm này sử dụng kèm theo trong trường hợp đau có ổ viêm. Sử dụng các dòng như betamethasone, methylprednisolon,…

- Kháng sinh: Lựa chọn kháng sinh các nhóm penicillin (dạng kết hợp), cephalosporin (thế hệ mới), macrolid…để điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn.

>>> Xem thêm: Bị đau khớp háng có dùng được X7 Care không?

4.4. Điều trị đau khớp háng hiệu quả bằng thực phẩm chức năng X7 Care

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe X7-Care là sản phẩm được nhập khẩu từ hãng Olympian Labs (Mỹ)

Thực phẩm chức năng X7 Care được biết đến là thành quả nghiên cứu suốt nhiều năm của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về xương khớp của Mỹ. Sản phẩm được hãng Olympian Labs đứng ra sản xuất và phân phối đến các nước trên thế giới. Olympian Labs là 1 trong những thương hiệu uy tín, chất lượng vì luôn tuân thủ theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt đạt Tiêu Chuẩn CGMP của Mỹ, các sản phẩm từ hãng này luôn được đánh giá rất cao về tính hiệu quả và độ an toàn.

Sản phẩm X7 Care chiếm lĩnh thị trường bằng công thức vượt trội với sự kết hợp từ các thành phần Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM – Đây đều là các dưỡng chất rất tốt với xương khớp:

Glucosamine: Có tác dụng tăng dịch nhầy bôi trơn các sụn khớp, làm tăng đàn hồi giữa các sụn khớp, duy trì và tăng cường khả năng vận động trơn tru, dẻo dai của sụn khớp, cho hệ vận động được vận hành tốt nhất. Bên cạnh đó, chất này còn ức chế giúp ngăn cản sự phá hủy sụn khớp của các men sinh học, bảo vệ sụn khớp trước những thành phần gây hại này.

- Chondroitin Sulfate: Là chất giúp giảm các chứng viêm đau, sưng ở các khớp xương, giúp cấu trúc của collagen type II tại xương dày hơn, nâng cao độ đàn hồi, chắc khỏe của khớp.

- Collagen Type II: Làm tăng tổng hợp chất hoạt dịch khớp, tăng sự linh hoạt dẻo dai các khớp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng khớp, giúp các khớp được vân động dễ dàng, ngoài ra còn giúp chống viêm mạnh, giúp làm giảm triệu chứng viêm, sưng đau ở các khớp, giúp ngăn ngừa phá hủy các khớp bởi tác nhân oxy hóa, đặc biệt sự thoái hóa khớp do tuổi già.

- MSM (methyl sulfonyl methane): Là một chất có trong tự nhiên giúp nuôi dưỡng và hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp và là thành phần quan trọng trong các mô liên kết. Chất này giúp giảm sự khô cứng của khớp, nhờ vậy mà khớp linh hoạt hơn.

Ngoài các thành phần trên X7-Care còn được bổ sung nhiều thành phần quý giá khác như: Vitamin D3, Magnesium Oxide, Coral Calcium, Ginkgo Biloba, Boswellia Serrata extract... Mang lại hiệu quả điều trị cao đối với người mắc các bệnh lý xương khớp nói chung và đau khớp háng nói riêng.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp X7-Care đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất

- Làm mới thói quen sinh hoạt: Hạn chế những vận động quá mạnh, làm những việc vừa sức.

- Thực hiện các bài tập tăng cường độ bền và dẻo dai cho xương khớp thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng: Đây là biện pháp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giảm được gánh nặng trên hệ xương nâng đỡ.

- Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D giúp xương phát triển. Có thể sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.

- Tránh tiếp xúc với những môi trường độc hại, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn.

- Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe xương khớp, phải xử lý ngay để tránh tình trạng bệnh phát triển ở các vùng cơ thể khác.

- Thay đổi tư thế nằm và ngồi để tránh xuất hiện các tình trạng bệnh xương khớp khác, dẫn đến đau.

Kết luận: Đau khớp háng bên phải là dấu hiệu của sự tổn thương tại chỗ, có thể liên quan đến nhiều tình trạng bệnh khác. Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng khác lạ kèm theo, cần phải thăm khám ngay để tránh những di chứng về sau.