Nội dung

I. 4 bước kiểm soát bệnh tiểu đường cho người cao tuổi 

II. Các biện pháp giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiều đường 

III. Những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

IV. Sử dụng sản phẩm Advanced Glucose tốt cho người cao tuổi 

I. 4 BƯỚC KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI

1. Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Trước khi muốn điều trị hoặc kiểm soát một bệnh nào đó, ta phải hiểu được thực chất của căn bệnh đó là gì? Tại sao lại hình thành căn bệnh này? Đối với bệnh tiểu đường cũng vậy, ở bước đầu tiên chúng ta cần đi tìm hiểu xem, bệnh tiểu đường là gì nhé.

- Về khái niệm

 Sau khi ăn, cơ thể chúng ta chuyển hóa thực phẩm thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đường đó được gọi là glucose. Để sử dụng glucose làm năng lượng, cơ thể chúng ta cần insulin, một loại hormone giúp glucose đi vào tế bào.

Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) đây là bệnh lý mãn tính, đặc trưng bởi mức đường huyết cao (lượng đường trong máu) do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.

- Về chia loại

Bệnh tiểu đường được chia ra làm 3 loại chính:

Tiểu đường type 1: Do cơ thể không tạo ra insulin, do đó đường glucose không thể đi vào tế bào để và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Tiểu đường type 2: Do cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng tốt insulin. Do đó, bạn phải dùng thuốc hoặc insulin để kiểm soát tiểu đường. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

Tiểu đường thai kỳ: Đối tượng mắc phải bệnh tiểu đường này chủ yếu là phụ nữ mang thai. Đa số các trường hợp sau khi sinh con đều khỏi bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc lại khi về già thường cao hơn.

Các loại bệnh tiểu đường

- Tại sao cần phải chăm sóc cẩn thận khi mắc bệnh tiểu đường?

Chăm sóc bản thân và những người mắc bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn khi mắc bệnh, đề phòng được những biến chứng nguy hiểm và cơ hội đưa lượng đường huyết trở về mức bình thường cao hơn. Cụ thể như:

Cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn

Cơ thể ít mệt mỏi và khát nước hơn

Đi tiểu ít hơn

Ít bị nhiễm trùng và lành vết thương nhanh hơn.

Ngoài ra còn hơn chế được nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến:

Các vấn đề về mắt như suy giảm thị lực, mù lòa

Đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não

Các vấn đề về thận, răng, nướu.

2. Bước 2: Kiểm soát A1C, Huyết áp và Cholesterol

- Kiểm soát A1C

Khác với việc kiểm trang đường huyết mỗi ngày, A1C là xét nghiệm máu đo mức đường huyết trung bình trong 3 tháng của bạn. Xét nghiệm này có vai trò quan trọng, bởi nó là cơ sở để bạn có thể biết được mức đường huyết của mình trong khoảng thời gian này là bao nhiêu.

Mục tiêu của A1C của người mắc bệnh tiểu đường là dưới 7 trong thang đo chỉ số đường huyết.

Chỉ số HbA1c thể hiện chỉ số tiểu đường

- Kiểm soát huyết áp

Huyết áp là sức ép của máu lên thành mạch máu. Nếu huyết áp quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như đau tim, đột quỵ, tai biến. Và quan trọng hơn, huyết áp cao thường xuyên sẽ tác động đến đường huyết trong máu.

Mục tiêu huyết áp là dưới 140/90.

- Kiểm soát Cholesterol

Như chúng ta đã biết, có hai loại cholesterol trong máu, đó là cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL. Loại cholesterol xấu sẽ tích tụ dần và có thể gây tắc mạch máu, vỡ mạch máu dẫn đến đau tim, đột quỵ.

Còn cholesterol tốt giúp loại bỏ LDL ra khỏi cơ thể.

Mục tiêu về chỉ số cholesterol xấu: < 130 mg/dL hoặc < 3,3 mmol/L

Khi đi khám hoặc xét nghiệm các chỉ số này, bạn cần ghi lại và lập ra những kế hoạch về chế độ ăn uống cũng như luyện tập để đưa về mục tiêu cần đạt được.

Phân biệt 2 loại cholesterol tốt và xấu

3. Bước 3: Tìm hiểu cách “sống chung” với bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính, do đó việc điều trị bệnh cần có thời gian, sự tìm hiểu kỹ càng. Để biết thêm nhiều thông tin về cách “sống chung” với bệnh tiểu đường, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin khác trên mạng, trong các hội nhóm.

Dưới đây là những cách để đối phó với bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã tổng hợp được.

- Căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu, do đó nên tập các bài tập thở sâu, đi bộ và thiền để giảm mức độ căng thẳng. 

- Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên cảm thấy chán nản, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn của nhân viên tư vấn sức khỏe tâm thần, bạn bè thân thiết hoặc thành viên gia đình, những người sẽ lắng nghe những lo ngại của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

- Dùng thuốc theo toa kê của bác sĩ chuyên khoa.

- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện mụn nước, đốm đỏ, sưng và vết cắt. Nếu vết loét ở bàn chân chậm lành, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Vệ sinh cẩn thận miệng, răng và nướu bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

- Không hút thuốc và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường

- Lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn với sự trợ giúp của bác sĩ.

- Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, bánh quy giòn, ngũ cốc nguyên hạt, gạo,….

- Chọn các loại thực phẩm ít calo, chất béo chuyển dạng, chất béo bão hòa, muối và đường. Uống nhiều nước thay vì nước trái cây.

- Ăn trái cây tươi, rau, sữa và pho mát ít béo.

- Kiểm soát khẩu phần ăn, ½ khẩu phần ăn nên là trái cây và rau quả, ¼ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và ¼ với protein nạc như thịt gà không có da hoặc đậu.

 - Đặt mục tiêu cho chính bản thân, bắt đầu bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày. 

- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các hoạt động, chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường và khi nào cần kiểm tra chỉ số đường huyết.

Chế độ chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường

4. Bước 4: Các cách để bệnh nhân tự chăm sóc bản thân

Cách kiểm soát đường huyết tại nhà rất quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua một số khuyến nghị. Và điều này thực sự nguy hiểm. Do đó, bản thân người bị bệnh và người nhà cần lưu ý thực hiện những cách dưới đây:

- Cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho cả 3 bữa.

- Thường xuyên vận động, hoạt động thể chất nặng nhẹ tùy thuộc vào sức khỏe cơ thể.

- Kiểm tra đường huyết trong máu đều đặn hàng tuần, hàng tháng.

- Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng đúng theo chỉ dẫn của nhà cung cấp.

- Biết cách tự giải quyết các vấn đề phát sinh

Trên đây là 4 bước kiểm soát bệnh tiểu đường cho người cao tuổi, bạn nhớ lưu ý duy trì đều đặn nhé.

II. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

Thăm khám bác sĩ đúng định kỳ

Một trong những những biện pháp người bệnh cần lưu ý đó là đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Việc làm này nhằm kiểm tra chỉ số đường huyết của bạn thông qua các xét nghiệm máu, từ đó giúp thay đổi và điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Thăm khám bác sĩ đúng định kỳ

Chăm sóc bàn chân

Một vấn đề cần lưu ý đó là bạn nên kiểm tra xem lòng bàn chân, ngón chân có bị phồng rộp, xuất hiện bọng nước không? Đảm bảo móng tay của người bệnh luôn được cắt tỉa hàng tháng. Luôn để cho chân được khô ráo thoáng mát và sạch sẽ.

Nhận biết tê hoặc ngứa ran

Khi dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương thì người bệnh sẽ có cảm giác tê, điều này có nguy cơ khiến bệnh nhân tiểu đường mất cảm giác ở tay chân và họ không thể cảm nhận được nước quá nóng hoặc quá lạnh dẫn tới bị bỏng.

Chăm sóc răng miệng thật tốt

Bệnh nướu và viêm nha chu sẽ góp phần làm tăng đường huyết. Vậy nên việc giữ gìn răng miệng cẩn thận là điều cần thiết. Bạn cần đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối thường xuyên kết hợp với súc miệng bằng nước súc miệng chứa chlorhexidine để có thể giúp phòng ngừa, giảm đau nướu và viêm nha chu và tránh sâu răng.

Vệ sinh răng miệng và nướu

Kiểm tra da

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp các vấn đề như trầy xước, lở loét, sạm da. Đặc biệt những vết thương này sẽ rất khó lành, do đó, người bệnh cần vệ sinh chúng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Giữ cho vết thương khô thoáng để nhanh lành hơn.

Duy trì sức khỏe tình dục

Phụ nữ bị tiểu đường có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc tiết dịch bất thường. Nam giới thì có nguy cơ rối loạn cương dương. Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi, ghi lại các triệu chứng và câu hỏi để bác sĩ có thể giải đáp để có thể đảm bảo cuộc sống tình dục không bị ảnh hưởng. Không tự ý dùng thuốc vì nó có thể gây nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị.

Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan

Khi bệnh nhân tiểu đường cảm thấy căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần thì việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn, bệnh nhân có thể tuyệt vọng hoặc mất đi động lực chiến đấu với bệnh tật. Tuy nhiên việc giảm căng thẳng của mỗi bệnh nhân một khác nên bạn cần thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị. Nếu người thân của bạn bị tiểu đường, hãy giúp họ vui vẻ mỗi ngày, động viên họ chiến đấu với bệnh tật, giữ cuộc sống lành mạnh để đường huyết ổn định.

III. NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Chế độ dinh dưỡng quyết định rất lớn đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần bổ sung những loại thực phẩm này để cải thiện sức khỏe và giữ ổn định lượng đường huyết nhé.

- Cá hồi

 Cá hồi là một cá có nguồn axit béo omega-3 rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

 - Súp lơ xanh

 Súp lơ xanh đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì súp lơ có chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ điều hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị oxy hóa, giàu crom giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

- Bí ngô

Theo các chuyên gia, bí ngô có tác dụng phục hồi lại tế bào trong tuyến tụy và có khả năng cao để hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ điều hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị hỗ trợ điều hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị chứng tiểu đường.

- Rau dền

Trong rau dền chứa Magie chất khoáng giúp điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, táo bón, rau dền dễ tìm dễ trồng.

 - Quả mâm xôi

 Trong quả mâm xôi có chứa nhiều chất xơ và hỗ trợ điều hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị oxy hóa cực hiệu quả, bệnh nhân người mắc tiểu đường nên sử dụng loại quả này.

- Dưa chuột

 Ngoài tác dụng làm đẹp da hiệu quả, trong dưa chuột còn chứa các loại hormone rất cần thiết cho việc sản xuất của tuyến tụy. Vì thế nó rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

 - Đậu

Đậu và các chế phẩm từ đậu có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết rất tốt. Nó còn có tác dụng làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch, đột quỵ, ở bệnh nhân tiểu đường.

- Măng tây

Măng tây là một loại rau rất tốt đặc biệt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.Theo những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho rằng măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu rất tốt có thể kiểm soát được, sản xuất giúp cơ thể hấp thụ glucose.

- Hành tây

Hành tây có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, kiểm soát và ổn định đường huyết hiệu quả.

- Mướp đắng

 Trong quả mướp đắng xanh có chứa nhiều hoạt chất charantin, glycosid steroid có tác dụng làm hạ đường huyết, làm chậm sự phát triển của bệnh về võng mạc, đục thủy tinh, có khả năng cao dung nạp glucose , mướp đắng còn có tác dụng hỗ trợ điều hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị oxy hóa loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bẹnh tiểu đường

IV. SỬ DỤNG SẢN PHẨM ADVANCED GLUCOSE TỐT CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng những sản phẩm chứa chiết xuất của lá dây thìa canh là Gymnema. Một trong những sản phẩm chứa Gymnema có thể kể đến là Advanced Glucose. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem tại sao sản phẩm này lại được bác sĩ khuyên dùng và người dùng yêu thích đến vậy nhé.

- Giúp giảm và ổn định đường huyết

Gymnemic acid là hoạt chất tạo nên tác dụng điều trị tiểu đường của cây dây thìa canh. Nhờ vậy thìa canh có hiệu quả rất tuyệt vời trong điều trị bệnh tiểu đường, được mệnh danh là khắc tinh của bệnh tiểu đường. Acid gymnemic giúp sản sinh tế bào Beta ở tuyến tụy, tăng sản sinh Insulin và giúp cơ thể cân bằng đường huyết một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu, gây ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, từ đó làm giảm đường huyết hiệu quả.

- Advanced Glucose hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể

Không chỉ kiểm soát đường huyết mà Gymnemic trong sản phẩm tác động lên chuyển hóa lipid, bài tiết cholesterol, LDL-c và triglyceride khá tốt. Nhờ đó giúp giảm được lượng mỡ thừa của cơ thể. Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc tai biến mạch máu não ở bệnh nhân đái tháo đường nói riêng và nhiều người nói chung.

Hỗ trợ giảm cân tốt

GS4 hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính trong cơ thể. Dịch chiết từ cây này cũng sẽ làm giảm lượng glucose, lepin, insulin, LDH, apolipoprotein B… Thực tế cũng đã có nhiều người sau khi sử dụng cho biết cân nặng của họ được kiểm soát tốt hơn. Đây cũng là cách để ngăn ngừa bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân béo phì hoặc kiểm soát bệnh ở mức ổn định, tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Làm giảm nồng độ lipid trong máu

Bên cạnh tác dụng làm giảm cholesterol, dịch chiết từ dây thìa canh còn có khả năng chuyển hóa lipid và đào thải nó nhanh hơn qua phân. Nhờ vậy, loại cây này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch tốt hơn cũng như hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường).

Tác dụng làm mất đi cảm giác ngọt

Có thể nhiều người chưa biết, trong dây thìa canh có chứa hoạt chất “Gurmarin” có khả năng tác động lên tế bào vị giác của lưỡi. Chính điều này khiến người bệnh tạm thời bị mất cảm giác với vị ngọt và đắng nhưng lại không hề ảnh hưởng đến vị giác chua, chát hoặc cay khác. Tác dụng này khiến cho các vị ngọt khác nhau của đường, các acid amin và các chất ngọt từ hoá học đều biến mất. Nhờ cơ chế này mà người bệnh tiểu đường sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ngọt hay những thức ăn chứa nhiều đường.

Lá dây thìa canh trong Advanced Glucose đã được cô lập và cho ra tỷ lệ 25% Acid Gymnemic, đảm bảo chất lượng cũng như hoạt tính sinh học một cách tuyệt đối. 

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa thành phần Benfotiamine – một dạng thiamin (tiền Vitamin B1) mang đến tác dụng hiệp đồng giúp giảm lượng đường trong máu, cân bằng đường huyết và ngăn ngừa, hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose Support - Hỗ trợ ổn định đường huyết

>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm: Tại đây

Trước những tác dụng tuyệt vời của Advanced Glucose, sau một thời gian sử dụng, người bệnh sẽ thấy lượng đường huyết trong cơ thể được giảm đi một cách đáng kể. Bên cạnh đó, sứ khỏe tim mạch, huyết áp được đảm bảo, giúp phòng tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra.