I. Tại sao phải bổ sung acid folic cho bà bầu?
Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9) là một vi chất quan trọng, không thể thiếu cho hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và đang có ý định sinh con. Acid folic tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN, liên quan đến sự phân chia và nhân đôi của tế bào. Đặc biệt, khi cơ thể mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ acid folic trong thai kỳ còn có thể gây nên các dị tật bất thường cho thai nhi, sinh non, sảy thai,…Vì thế bổ sung đầy đủ acid folic cho mẹ bầu là điều quan trọng và cần thiết, giúp mang lại nhiều lợi ích to lớn như:
-
Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể thai nhi sẽ tiến hành phân chia tế bào. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của ống thần kinh, sau này sẽ phát triển thành não và tủy sống. Thông thường vào ngày thứ 28 của thai kỳ, ống thần kinh sẽ đóng lại. Nếu quá trình này bị bất kỳ ảnh hưởng nào thì não và tủy sống của bé sẽ không thể phát triển bình thường được. Mà acid folic lại ảnh hưởng đến quá trình phân bào của cả mẹ và thai nhi, vì thế nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến khiếm khuyết ống thần kinh, gây nên các dị tật như: đốt sống, thoát vị màng não, mô não không phát triển,…
Ngoài ra, bổ sung acid folic cho bà bầu trước và trong thai kỳ đầy đủ, đặc biệt là 3 tháng đầu còn làm giảm 60 – 70% dị tật bất thường ở thai nhi, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở tim, sứt môi, hở hàm ếch,…
- Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu
Acid folic tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Trong quá trình mang thai, người mẹ cần sản xuất thêm 50% máu và chất lỏng so với bình thường để đáp ứng nhu cầu cho bào thai. Nếu trong khoảng thời gian này, mẹ bị thiếu máu sẽ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai, sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng,…Vì thế, bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp mẹ bầu tránh được những biến chứng trên, giúp nuôi dưỡng tế bào cơ thể và mang lại sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chứng thực rằng, bổ sung acid folic sẽ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung, ung thư vú,…Ngoài ra, acid folic cũng được dùng để phối hợp và điều trị một số bệnh lý trầm cảm, đau thần kinh, mất trí nhớ,…
II. Nguyên tắc bổ sung acid folic cho bà bầu
Acid folic mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung vi chất này một cách an toàn và hiệu quả. Vì thế, mẹ bầu có thể tham khảo các nguyên tắc bổ sung acid folic cho bà bầu dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
2.1 Bổ sung với hàm lượng phù hợp
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới (WHO), mẹ bầu cần phải bổ sung khoảng 400mcg acid folic mỗi ngày, cả trước và trong khi mang thai đến tháng thứ 3. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kỳ thì phải bổ sung 600mcg acid folic mỗi ngày từ chế độ ăn uống hằng ngày và các sản phẩm chứa acid folic. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu bị mắc bệnh động kinh, tiểu đường, gia đình có tiền sử bị khuyết tật thần kinh,…thì cần phải sử dụng acid folic với liều lượng cao hơn. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng liều lượng phù hợp.
Việc bổ sung quá nhiều acid folic có thể làm tăng tốc độ thoái hóa của các tế bào thần kinh, gây ra tình trạng mẹ bầu hay quên, suy giảm trí nhớ, ức chế sự phát triển của não thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải bổ sung acid folic với hàm lượng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
2.2 Bổ sung đúng thời điểm
Bên cạnh việc sử dụng acid folic với hàm lượng phù hợp thì các bạn cũng cần phải quan tâm đến vấn đề: Acid folic cho bà bầu uống khi nào? Vì thời điểm uống cũng quan trọng không kém.
Các dị tật thai nhi bẩm sinh thường xảy ra từ tuần thứ 3 – thứ 4 của thai kỳ. Vì thế, ngay từ khi có ý định mang thai, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung acid folic đúng cách.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, phụ nữ nên bắt đầu bổ sung acid folic mỗi ngày, ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục duy trì mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Nếu chưa bổ sung acid folic trước khi mang thai, cần bắt đầu bổ sung càng sớm càng tốt ngay khi xác định có thai.
Thời điểm sử dụng acid folic có thể là trước hoặc sau bữa ăn. Các mẹ cần xác định một thời gian cụ thể để bổ sung vi chất này. Đối với những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày thì nên uống acid folic trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh gây kích ứng.
2.3 Kết hợp nhiều phương pháp bổ sung acid folic cho bà bầu
Để bổ sung acid folic hiệu quả, mẹ bầu nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để bổ trợ cho nhau. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic từ chế độ ăn uống hằng ngày thông qua những thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau màu xanh đậm, gan bò, cam, súp lơ, bơ, chuối, các loại đậu, trứng,…
Bên cạnh đó nên kết hợp sử dụng thêm các dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa acid folic. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa acid folic thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được sản phẩm tốt nhất và có liều lượng phù hợp với bản thân.
2.4 Kết hợp với các vi chất khác để tăng cường khả năng hấp thụ acid folic
Ngoài việc bổ sung acid folic, mẹ bầu nên kết hợp bổ sung thêm sắt để tăng hiệu quả chống thiếu máu thai kỳ. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ bị dị tật của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, mẹ cũng nên chú ý đến liều lượng và hỏi ý kiến của chuyên gia để giúp bổ sung một cách an toàn và hiệu quả nhất.
III. Các cách bổ sung acid folic cho mẹ bầu
3.1 Bổ sung acid folic qua chế độ ăn uống hằng ngày
Acid folic có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: rau màu xanh đậm, các loại hạt, trái cây, thịt cá, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,…Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu acid folic một cách đa dạng kèm theo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cụ thể các loại thực phẩm giàu acid folic, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày là:
- Các loại rau màu xanh đậm
Acid folic được tìm thấy nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như: súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau cải xoăn, rau bina, bắp cải tí hon,…Trong đó, rau bina chứa lượng acid folic cao nhất với 30g rau bina chứa đến 58.2 mcg acid folic.
- Các loại trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây họ cam quýt như: cam, quýt, chanh, bưởi,…ngoài hương vị thơm ngon còn cung cấp hàm lượng lớn acid folic cho mẹ bầu. Hơn thế nữa, hàm lượng vitamin C có trong các loại trái cây này còn làm tăng khả năng hấp thu của acid folic trong cơ thể.
- Các loại đậu
Acid folic cũng có nhiều trong các loại đậu khô như: đậu xanh, đậu lăng, đậu hà lan, đậu nành,…với hàm lượng khác nhau. Cụ thể: trong 177g đậu tây nấu chín có chứa khoảng 131mcg axit folic đáp ứng khoảng 33% nhu cầu hằng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng khoảng 198g đậu lăng nấu chín để bổ sung tầm 358mcg acid folic – tương đương 90% lượng cần có trong ngày.
- Trứng
Trong chế độ ăn uống hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung trứng vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, 1 quả trứng có thể cung cấp đến 22mcg axit folic, đáp ứng khoảng 6% nhu cầu mỗi ngày.
- Gan bò
Gan bò cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều axit folic. Trong 85g gan bò nấu chín có đến 212 mcg axit folic – chiếm tới 54% nhu cầu cần thiết hằng ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn gan bò ở mức vừa phải vì loại thực phẩm này chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch.
- Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, cùng với nguồn acid folic dồi dào cho mẹ bầu. Với mỗi 91g bông cải xanh thô bổ sung cho mẹ bầu 57mcg acid folic, chiếm khoảng 14% nhu cầu trong ngày. Ngoài ra, nếu mẹ nấu chín 78g bông cải xanh thì còn có thể bổ sung 84mcg axit folic, đáp ứng 21% lượng cần thiết hằng ngày.
- Măng tây
Măng tây là thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ bầu, cung cấp hàm lượng acid folic tự nhiên khá cao. Với 90g măng tây nấu chín, mẹ bầu bổ sung được khoảng 134mcg acid folic, chiếm khoảng 34% nhu cầu hằng ngày. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin A, vitamin C, chất xơ, canxi,…
- Quả bơ
Không chỉ là loại trái cây thơm ngon, bơ còn giúp mẹ bổ sung hàm lượng acid folic dồi dào. Cụ thể, trong nửa quả bơ chứa khoảng 82mcg acid folic – tương ứng với 21% lượng cần có hằng ngày.
- Các loại ngũ cốc
Mỗi loại ngũ cốc sẽ cung cấp hàm lượng acid folic khác nhau. Ví dụ ngũ cốc ăn sáng có thể cung cấp khoảng 100 – 500mcg acid folic. Vì thế, mẹ bầu nên sử dụng món này cho bữa sáng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt acid folic trong thai kỳ.
3.2 Bổ sung acid folic qua viên uống chứa thành phần acid folic
Việc bổ sung acid folic từ nguồn thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt cá trong bữa ăn hàng ngày là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến hoặc điều kiện bảo quản không hợp lý acid folic trong thực phẩm có thể bị mất đi, dẫn đến không bổ sung đủ lượng acid folic mà bà bầu cần. Lúc này, mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa acid folic để dễ dàng kiểm soát liều lượng cần bổ sung vào cơ thể.
Khi lựa chọn thực phẩm chức năng bổ sung acid folic, mẹ bầu cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
-
Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được chia sẵn hàm lượng.
-
Ưu tiên chọn những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa gluten, không chứa các chất gây dị ứng như sulphite có trong các loại quả khô, histamine, lupin trong hải sản,…
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn có thể tham khảo sản phẩm Be-Folic Acid của Olympian Labs. Đây là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, thành phần không chứa Gluten – Protein có hại cho sức khỏe, không chứa các chất gây dị ứng, phù hợp cho cả phụ nữ ăn chay. Hàm lượng 400mcg/viên đáp ứng một cách chuẩn nhất nhu cầu bổ sung acid folic theo khuyến cáo của bác sĩ và chuyên gia.
IV. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu
Để bổ sung acid folic một cách an toàn và hiệu quả, bà bầu cần phải lưu ý một số điều sau:
-
Không bổ sung acid folic quá nhiều (trên 1000mcg/ngày). Điều này có thể gây buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy cho mẹ bầu.
-
Nên uống acid folic vào giữa hai bữa ăn hoặc uống sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Không nên uống vào buổi tối vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của sản phẩm.
-
Ngoài ra, để acid folic dễ hấp thu hơn, mẹ bầu nên uống chung với một số loại nước uống giàu vitamin C như nước cam, nước trái cây… để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, tránh sử dụng với nước uống có ga, trà, caffeine,…vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu acid folic vào cơ thể.
-
Không uống acid folic cùng lúc với canxi. Bởi lượng canxi sẽ cản trở hấp thụ acid folic. Tốt nhất nên uống canxi vào buổi sáng và acid folic vào buổi trưa hoặc ngược lại.
-
Không uống đồng thời acid folic với một số thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin. Bởi acid folic làm ảnh hưởng tới tác dụng của tetracyclin với cơ thể.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu bổ sung acid folic đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung acid folic cho bà bầu. Từ đó mang lại hiệu quả cao nhất, phòng ngừa dị tật thai nhi, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ sinh non, sảy thai,…