Nội dung:

1. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đối với giấc ngủ của người bệnh

2. Một số hội chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường

3. Những giải pháp giúp người bệnh tiểu đường cải thiện việc mất ngủ thường xuyên

1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH?

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể không thể tự sản xuất insulin cần thiết cho quá trình chuyển hóa, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Nhìn vào chỉ số Glucose, các chuyên gia chia bệnh tiểu đường thành 3 loại:

- Tiểu đường tuýp 1: Bệnh này xảy ra là do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Kết quả là Glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Ở trạng thái này, các chuyên gia phân biệt thuộc dạng tiểu đường tuýp 1 - Một dạng  tiểu đường phụ thuộc vào insulin. 

- Tiểu đường tuýp 2: Bệnh này là do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là làm cho glucose không thể vào trong tế bào để giúp dự trữ năng lượng và gây tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, việc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2. 

- Tiểu đường thai kỳ: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ bị rối loạn các nội tiết tố. Các hormone trong cơ thể mẹ bầu có thể kháng lại insulin chuyển hóa lượng đường cần thiết. Điều này gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ mà hầu như bà bầu nào cũng dễ dàng mắc phải.

Tựu chung lại, ở bất kì giai đoạn nào của bệnh tiểu đường, các biến chứng xảy ra đều là do chỉ số glucose trong máu tăng hoặc giảm đột ngột, không duy trì ở mức ổn định. Và rối loạn giấc ngủ là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người bị căn bệnh này. Cụ thể, bệnh tiểu đường tác động như thế nào đến chứng rối loạn giấc ngủ? Đó là:

Lượng đường trong máu cao khiến tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm và làm cho bạn thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ.

Khi có quá nhiều Glucose trong cơ thể, chúng sẽ lấy nước từ các mô tế bào và khiến cho bạn có cảm giác khát nước. Và như thế, bạn lại phải thức dậy để bổ sung nước vào ban đêm

Các biểu hiện của hạ đường huyết, chẳng hạn như đổ mồ hôi, chóng mặt hay run rẩy tay chân. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ của người mắc tiểu đường.

2.MỘT SỐ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

#mot-so-trieu-chung-mat-ngu-thuong-gap-o-nguoi-benh-tieu-duong

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải các hội chứng rối loạn giấc ngủ sau:

- Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây được coi là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người mắc tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân chính là do những bệnh nhân ở tuýp 2 thường thuộc các trường hợp dễ bị thừa cân, béo phì gây đè nén đường hô hấp. Các biểu hiện chủ yếu của chứng ngưng thở khi ngủ là mệt mỏi vào ban ngày và ngáy to vào ban đêm. 

- Hội chứng chân không yên: Hội chứng này liên quan đến việc chân của bạn liên tục muốn di chuyển do bị kích thích. Tình trạng này có xu hướng xảy ra chủ yếu vào ban đêm hoặc khi cơ thể bị thiếu chất sắt, khiến cho người bệnh tiểu đường cảm thấy khó ngủ và ngủ không được sâu giấc. Không chỉ người mắc bệnh tiểu đường mới mắc hội chứng chân không yên này, những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc mắc các vấn đề về thận cũng sẽ gặp trường hợp tương tự. 

- Chứng mất ngủ: Chứng mất ngủ này thường gặp phải ở những người có lượng đường quá cao trong máu hoặc bị stress nặng. Những dấu hiệu đặc trưng của chứng mất ngủ thường bao gồm không thể ngủ yên hoặc cảm thấy rất khó đi vào giấc.

3. NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẢI THIỆN VIỆC MẤT NGỦ THƯỜNG XUYÊN

Người mắc tiểu đường bị mất ngủ có thể áp dụng các giải pháp dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ: 

- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, gây tăng lượng glucose đột ngột trong cơ thể người bệnh

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh phù hợp với thể trạng của bệnh nhân tiểu đường

- Có một thời gian biểu sinh hoạt đều đặn và điều độ

- Tăng cường các hoạt động thể thao 

- Thăm khám định kỳ bác sĩ để cập nhật tình trạng bệnh và biết hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ ổn định đường huyết cũng là một giải pháp hữu hiệu đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Hiện nay trên thị trường thực phẩm chức năng, có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ, ổn định lượng Glucose trong máu. Trong đó, phải kể đến Advanced Glucose Support đến từ thương hiệu Olympian Labs - Mỹ. Mỗi viên Advanced Glucose có chứa đến 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ cây thìa canh, 150mg Benfotiamine và 2mg Vitamin B1 có tác dụng:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy

- Tăng cường sản sinh insulin

- Duy trì ổn định đường huyết kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ điều hòa và cải thiện giấc ngủ Melatonin 1mg sẽ giúp người mắc tiểu đường cảm thấy khoan khoái và khỏe khoắn hơn cả. 

Melatonin là một hormone nội sinh trong cơ thể, được sản xuất từ tuyến trùng - tuyến có kích thước bằng hạt đậu nằm ở giữa não bộ. Loại hormone này có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể đi vào giấc ngủ sâu và thức dậy tỉnh táo. Sự tổng hợp Melatonin của tuyến tùng chịu ảnh hưởng của chu kì ngày đêm. Bóng đêm làm cho cơ thể sản xuất được nhiều Melatonin hơn, do đó người bệnh có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Cả Advanced Glucose và Melatonin đều là những sản phẩm hàng đầu trong thị trường chăm sóc sức khỏe của thương hiệu Olympian Labs đến từ Mỹ. Sử dụng kết hợp Advanced Glucose và sản phẩm Melatonin 1mg người bệnh sẽ nhận được kết quả đáng mong đợi. 

>> Xem thêm tại: http://Advanced Glucose - "Bí quyết" kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường