Nội dung |
I. Vai trò của gan với cơ thể
Gan là một cơ quan thực hiện các chức năng quan trọng để bảo vệ cơ thể trước độc tố và các chất gây hại. Gan tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Gan cũng là nơi lưu trữ glucose và các dưỡng chất giúp đảm bảo sự sống cho cơ thể những lúc không nạp đủ thức ăn, nước uống.
Tuy đây là một cơ quan lớn, hoạt động liên tục nhưng cũng vì thế mà gan rất dễ tổn thương. Những bữa ăn thiếu sự cần bằng, quá nhiều dầu mỡ, những món ăn kém vệ sinh, thường xuyên dùng chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá, ...hay sống và làm việc trong môi trường độc hại đều là những yếu tố đe dọa trực tiếp đến sức khỏe lá gan, gây suy giảm chức năng gan.
Khi lá gan cơ thể bị tổn thương, sẽ mất đi khả năng lọc và thải độc máu. Khi đó cơ thể sẽ bị tích tụ độc tố, suy giảm sức đề kháng và hư hỏng các bộ phận trong cơ thể, xấu nhất có thể gây ung thư gan hoặc tử vong.
II. Dấu hiệu gan không tốt “tiềm ẩn” mắc ung thư gan cao
1. Vàng da
Một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho biết lá gan bạn đang "cầu cứu" đó là vàng da. Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc biệt của bệnh gan. Gan không có khả năng chuyển hóa và thải được sắc tố có tên là bilirubin. Vì vậy, tăng lượng bilirubin tự do trong máu. Đây là tình trạng rất phổ biến của các bệnh nhân mắc bệnh gan.
2. Mệt mỏi
Gan yếu sẽ khiến cơ thể cảm thấy kém sắc, xanh xao và bạn không biết lý do là tại sao. Gan ngoài đóng vai trò thải độc cho cơ thể chúng còn có tác dụng tiết mật để tiêu hóa thức ăn, dự trữ glycogen, chuyển hóa thực phẩm đi vào cơ thể. Khi khả năng dự trữ glycogen của gan yếu đi sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài. Bởi vì, đường chính là nguồn tạo nên năng lượng cho hoạt động của con người.
3. Bối rối, mất phương hướng
Trong quá trình tiêu hóa các thức ăn trong cơ thể, việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng có thể gây ra một số chất độc hại như amoniac. Các chất độc này nếu không có sự can thiệp của gan sẽ tích tụ trong cơ thể và gây vấn đề cho não. Vì vậy, người có bệnh lý về gan sẽ thường hay bối rối, nhầm lẫn và mất phương hướng.
4. Ngứa da
Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể giảm theo. Các chất độc tích tụ trong cơ thể gây nóng trong, tích tụ dưới da và gây ngứa trên da. Vì vậy, khi cơ thể không bị dị ứng hoặc côn trùng đốt thì rất có thể gan của bạn đang gặp vấn đề.
5. Nước tiểu sẫm màu
Khi gan không thể chuyển hóa các chất độc thành vô hại sẽ dẫn đến nồng độ bilirubin trong cơ thể cao. Khi lượng bilirubin lớn sẽ khiến nước tiểu có màu nâu, cam đậm.
6. Cơ thể có những nốt bầm tím không rõ nguyên nhân
Khi gan bị tổn thương hoặc hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất protein. Từ đó, sẽ gây nên tình trạng đông máu dẫn đến việc xuất hiện của các nốt bầm tím trên cơ thể.
III. Giải pháp cải thiện gan suy yếu
Khi gặp một trong những triệu chứng trong bài viết, việc đầu tiên bạn cần đến kiểm tra bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Sau đó, bạn nên xây dựng lối ăn uống, sinh hoạt tập luyện một cách lành mạnh. Đặc biệt, nên tìm đến các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho gan. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm giúp giải độc gan, tiêu biểu có thể kể đến bồ công anh, kim ngân hoa, đậu hà lan, khổ quan,...và cây kế sữa.
Với riêng cây kế sữa, đây là thực phẩm đã có hơn 100 công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng kích thích tái sinh tế bào gan rất tốt. Đồng thời, làm bền vững tế bào gan, ngăn chặn các chất độc hại xâm phạm và tổn thương đến tế bào gan.
Một trong những sản phẩm giải độc gan được chiết xuất từ cây kế sữa tốt nhất hiện nay đó là sản phẩm Liver Detox. Livre Detox được sản xuất từ thương hiệu Olympian Labs - Thương hiệu số 1 nước Mỹ về các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe.
Hoạt chất Silymarin tốt cho gan, khi vào cơ thể chúng giúp loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm gánh nặng về chức năng thải độc của gan. Tiếp đó giúp cơ thể ngăn chặn các chất độc nhiễm vào tế bào gan, kích thích hình thành các tế bào gan mới. Đồng thời, hoạt chất Silymarin khôi phục tình trạng tổn thương tế bào gan.
Lời kết: Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu của một lá gan không khỏe mạnh. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ trang bị thêm cho mình những kiến thức để chăm sóc và bảo vệ lá gan mình tốt hơn. Chúc các bạn thành công!