NỘI DUNG

1. Dấu hiệu ung thư phổi

2. Nguyên nhân mắc ung thư phổi

3. Bệnh nhân ung thư phổi phải trải qua những giai đoạn nào?

4. Các biện pháp chẩn đoán ung thư phổi là gì?

5.Các phương pháp điều trị ung thư phổi

6. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư phổi?

1. Dấu hiệu ung thư phổi

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

- Ho dai dẳng, ho không khỏi

- Ho ra đờm lẫn máu

- Khó thở, thở dốc, thở ngắn

- Đau tức ngực

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sau

Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu như:

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Mệt mỏi

- Khó nuốt, khàn giọng

- Thở khò khè

- Tràn dịch màng phổi

- Đau nhức xương (khi khối u đã di căn tới xương)

2. Nguyên nhân mắc ung thư phổi

- Do thuốc lá

Đây là một nguyên nhân không thể nào bỏ qua. Vì có khoảng 90% những người mắc ung thư phổi đều có chung một nguyên nhân gây ra bệnh đó là do hút thuốc, hoặc có thể do người bệnh ngửi phải mùi khói thuốc quá nhiều.

Khói thuốc khi được đưa vào cơ thể trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vảy trồi, những vảy này sẽ theo thời gian mà phát triển thành ung thư và lan sang các tế bào bình thường khác.

- Ảnh hưởng từ công việc

Những người phải làm việc trong môi trường có các chất phóng xạ hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với các kim loại (than đá, nhựa đường, săt...) cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi.

- Bệnh phổi mãn tính

Ngay cả với những người có tiền sử mắc bệnh về phổi, như lao, bụi phổi... cũng sẽ có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường nếu như không được điều trị bệnh một cách đúng phương pháp.

Đối với những căn bệnh thông thường như viêm phế quản cũng có thể sẽ phát triển hay có những biến chứng thành ung thư phổi nếu như trong quá trình điều trị bệnh trước đó gặp phải vấn đề như để lại xẹo xơ trong phổi. Điều này sẽ làm cho các vảy tế bào có nguy cơ phát triển thành ung thư.

- Cơ địa tự nhiên

Yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh ung thư phổi. Ví dụ như những người trong gia đình đã từng bị ung thư phổi trước đây thì sau này con cái của họ cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc ung thư phổi. Vì ở những người này, khả năng miễn dịch cũng như là cân bằng nội tiết trong cơ thể hoạt động kém hơn so với những người xung quanh.

Đối với những người bị mắc ung thư phổi thì việc phát hiện ra bệnh và điều trị sớm luôn là một yếu tố cần thiết và sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng thu được kết quả tốt. Nhưng căn bệnh ung thư này thường chỉ được phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, về cơ bản là khó điều trị và hồi phục.

Vì vậy, để bảo vệ mình khỏi căn bệnh này, các bạn hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý cũng như là các hoạt động sinh hoạt lành mạnh.

3. Bệnh nhân ung thư phổi phải trải qua những giai đoạn nào?

Có hai loại chính của ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.  Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển chậm hơn và phổ biến hơn, đây là loại ung thư ít xâm lấn hơn loại trên.

- Ung thư phổi tế bào nhỏ

Trong hai loại ung thư, đây là loại ung thư phát triển nhanh, nó có thể lây lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này thường xuất hiện ở người sử dụng thuốc lá và hiếm thấy ở người không hút thuốc. Sở dĩ gọi là ung thư phổi tế bào nhỏ là vì các tế bào ung thư thuộc loại này có kích cỡ nhỏ, thường khởi phát từ khí quản nhưng lại phát triển rất nhanh để tạo ra khối u lớn. Sau đó, những tế bào này sẽ di căn với tốc độ nhanh chóng, tới các bộ phận lân cận như não, xương và xa hơn là gan.

Thông thường, để kiểm tra lâm sàng tình trạng ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe ngực của người bệnh. Nếu nghe thấy tiếng chất lỏng xung quanh phổi hoặc các nang phổi bị xẹp một phần, thì đó có thể là ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Giai đoạn giới hạn có nghĩa là ung thư được giới hạn trong một phổi và các hạch bạch huyết có thể ở gần vị trí khối u.

+ Giai đoạn II: Giai đoạn ung thư lan rộng có nghĩa là ung thư đã lan rộng khắp phổi hoặc ra các bộ phận khác.

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Trong số các bệnh ung thư phổi có đến 85% những người ung thư phổi thuộc loại ung thư không phải tế bào nhỏ. Loại ung thư này nếu phát hiện sớm, phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị đồng thời kết hợp với một số sản phẩm hỗ trợ điều trị là có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với ung thư loại này, các tế bào sẽ hợp lại thành một khối u lớn ngay từ đầu và có những biểu hiện rõ ràng như ho ra máu, đau ngực và thở khò khè.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến IV:

+ Giai đoạn 0: Tế bào ung thư chưa lan ra bên ngoài màng phổi

+ Giai đoạn I: Tế bào ung phát triển thành khối u kích cỡ nhỏ và chưa lan ra đến hạch bạch huyết

+ Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan đến một số hạch bạch huyết gần

+ Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã lan đến một số hạch bạch huyết xa

+ Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như não, xương, gan

4. Các biện pháp chẩn đoán ung thư phổi là gì?

- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang lồng ngực sẽ cho thấy hình ảnh của khối u

- Chụp CT: Hay còn gọi là chụp cắt lớp, sẽ xác định được kích thước, mức độ di căn của khối u

- Xét nghiệm sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô ở một vị trí thể hiện sự bất thường, sau đó soi dưới kính hiển vi để phát hiện dấu hiệu ung thư

- Xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ tìm kiếm dấu hiệu tế bào ung thư dựa trên mẫu đờm của người bệnh

5. Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Trường hợp phát hiện sớm

Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được phát hiện trước khi nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay mới chỉ xuất hiện ở một bên phổi thì phẫu thuật là biện pháp tốt nhất. Các bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần có khối u. Một số bệnh nhân được xạ trị hoặc hóa trị sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn lại.

Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ phẫu thuật dường như không có giá trị vì tại thời điểm chẩn đoán, ung thư có thể đã lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

Khi ung thư phổi di căn

Khi ung thư phổi đã di căn các bác sĩ vẫn có thể chữa trị để giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bức xạ hoặc hóa trị liệu có thể thu nhỏ khối u và điều trị các triệu chứng, như đau xương hoặc khó thở. Hóa trị biện pháp duy nhất và thường xuyên được áp dụng ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.

Điều trị bằng phương pháp nhắm mục tiêu

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu là một phương thức điều trị mới của ung thư phổi, nó có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Phương pháp nhắm mục tiêu là nhằm chặn các mạch máu tới nuôi dưỡng tế bào ung thư ở khối u. Nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn. Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu có thể làm gián đoạn các tín hiệu chịu trách nhiệm nhân lên trong tế bào ung thư trong hình ảnh ở trên.

6. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư phổi?

Để có thể phòng ngừa ung thư phổi xảy ra và phòng chống ung thư phổi tái phát, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Từ bỏ thuốc lá

Thuốc lá có hại cho sức khỏe và ai cũng biết điều đó. Tuy nhiên, chống lại sức cám dỗ của thuốc lá thì không phải ai cũng có thể làm được. Nếu muốn tránh được căn bệnh ung thư phổi hành hạ cơ thể, đặc biệt là khi đã có tuổi, thì bạn cần quyết tâm từ bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Chỉ cần bỏ được thuốc, tỷ lệ mắc ung thư phổi của bạn sẽ giảm được xuống những 10 lần. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh việc hút thuốc lá thụ động bằng cách tránh ở những nơi có khói thuốc và hạn chế hít vào mỗi khi cảm nhận được khói thuốc.

- Tránh tiếp xúc với phóng xạ

Nếu bạn là công nhân trong các khu công nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với các loại khí độc, quặng độc hại, việc mang đồ bảo hộ thường xuyên là rất cần thiết. Nhờ vậy sẽ tránh được tối đa việc tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư phổi.

- Vận động thường xuyên

Ngoài việc bỏ thuốc, thường xuyên tập thể dục cũng là một cách tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng đánh bại các loại vi khuẩn, mầm bệnh gây ra bởi khói thuốc hơn. Bạn có thể tới phòng tập, chạy bộ hàng ngày hoặc đơn giản là làm các công việc nhà để tăng cường tần suất hoạt động thể chất. Từ đó tăng cường sức khỏe.

- Tăng cường sức khỏe phổi

ngoài các biện pháp giúp giảm thiểu các tác hại đến phổi, cần phải chủ động bồi bổ, tăng cường sức khỏe phổi để phổi có thể chống lại những tác nhân xấu xâm nhập bằng cách tự nhiên nhất. giúp phổi tăng cường sức khỏe L3-Support là một sản phẩm được đông đảo người dùng tìm đến. với chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo, vitamin C, K2... L3-Support mang đến tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ cho phổi, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi nhiều tác nhân xấu gây bênh cho phổi như vi rút, vi khuẩn...

>>> Xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Tại Đây