Nội dung

I. Bản chất của bệnh tiểu đường tuýp 1

II. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

III. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

IV. Biến chứng của bệnh tiểu đường

V. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

I. Bản chất của bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn được gọi với tên là tiểu đường vị thành niên. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ em, thanh thiếu niên. Bản chất của bệnh đó là tuyến tụy của người bệnh sản xuất ít hoặc không có insulin. 

Nguyên nhân xảy ra thường là do hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin. Vì vậy, người mắc tiểu đường tuýp 1 phải điều trị bằng insulin cả đời. 

II. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây nên tiểu đường tuýp 1 vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, theo quan sát của đa phần người bệnh tiểu đường tuýp 1, các chuyên gia nhận ra điểm chung. Đó là các tế bào miễn dịch của cơ thể thường sẽ chống lại các tế bào gây hại, nhưng do một lý do nào đó, chúng tấn công và phá hủy tế bào insulin. Từ đó, làm mất lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Các đối tượng có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn người bình thường đó là:

- Tiền sử gia đình: khi bạn trong một gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của cá nhân đó cũng cao hơn.

- Môi trường: khi môi trường sống của bạn có nguy cơ cao phơi nhiễm với các virus như Coxsackie, rubella có khả năng phá hủy tế bào beta sản sinh ra insulin.

- Tuổi tác: Tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, hai thời điểm rất đáng chú ý ở trẻ nhỏ và có nguy cơ mắc tiểu đường loại 1 cao đó là trẻ từ 4-7 tuổi và trẻ từ 10-14 tuổi.

III. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Đối với tiểu đường tuýp 1, biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu khá mơ hồ và dễ nhầm với các bệnh khác. Khi bệnh chuyển hướng nặng, người bệnh mới phát hiện ra cũng như có các biểu hiện bệnh rõ rệt hơn. Một số biểu hiện của bệnh như:

- Đi tiểu nhiều: số lần nhiều hơn 10 lần/ngày. Bệnh nhân tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ.

- Khát nước: do tiểu đêm nhiều nên bệnh nhân dễ bị mất nước và luôn có cảm giác khát ngay khi vừa uống nước xong.

- Giảm cân: Khi cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, glucose bị đào thải khỏi cơ thể theo đường nước tiểu nên người bệnh thường xuyên bị thiếu năng lượng, dẫn đến sụt cân, người gầy, xanh xao. Dù ăn nhiều nhưng bệnh nhân không hấp thụ được.

- Luôn cảm thấy đói: Khi lượng đường glucose trong máu giảm quá nhiều, cơ thể không đủ năng lượng có tế bào hoạt động nên người mắc tiểu đường tuýp 1 luôn thấy đói thậm chí là ngay sau khi ăn xong.

- Hoa mắt, chóng mặt: Lượng đường tích trữ giảm khiến nhãn cầu sưng lên và thay đổi hình dạng. Vì vậy, khiến mắt khó tập trung và mọi thứ trở nên mờ nhạt.

Ngoài ra, các bệnh nhân còn gặp một số tình trạng như ói mửa, buồn nôn và luôn mệt mỏi. Khi gặp những triệu chứng trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

IV. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do tiểu đường tuýp 1 không cao. Tuy nhiên, các biến chứng của bệnh thì rất nguy hiểm. Tiểu đường tuýp 1 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Một số biến chứng của bệnh tiểu đường như: 

- Bệnh tiểu đường tuýp 1 có khả năng cao làm tăng nguy cơ tim mạch, bao gồm động mạch vành như đau ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch, huyết áp cao.

- Thần kinh bị hư hại. Cơ thể dư thừa đường có thể làm tổn thương đến thành của cá mạch máu nhỏ nuôi dưỡng các dây thần kinh. Vì vậy gây tê ngứa, nóng hoặc cảm thấy đau các ngón chân ngón tay. Khi lượng đường trong máu hó kiểm soát sẽ gây ra cảm giác các chi bị ảnh hưởng. Tổn hại nghiêm trọng đến các dây thần kinh, từ đó gây ra nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.

- Tổn thương thận: Thận là cơ quan chứa nhiều mạch máu nhỏ, có tác dụng lọc chất độc khỏi máu. Khi cơ thể bị tiểu đường loại 1 có nguy cơ làm hỏng hệ thống lọc này. Vì vậy, nguy cơ những người bị tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ suy thận rất cao.

- Tổn thương mắt: Lượng đường trong máu thất thường, không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu trong võng mạc, dễ dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng giảm tầm nhìn, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

- Da miệng: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng da miệng hơn so với người thường. Nếu không vệ sinh và chăm sóc da miệng sạch sẽ sẽ gây ra tình trạng nấm và nhiễm trùng da.

- Loãng xương: Nếu loãng xương là bệnh lý tuổi già thì người bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ xảy ra tình trạng loãng xương sớm hơn. Mật độ xương mất đi nhanh hơn so với người bình thường gây nên loãng xương.

V. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

1. Ăn uống lành mạnh

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng quyết định đến sức khỏe người bệnh tiểu đường. Cụ thể, chế độ ăn uống của đối tượng này cần đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó, lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15% và lipit chiếm 35%. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo, đường carbonhydrat.

- Thức ăn chứa tinh bột: Các loại bánh mì nguyên chất, không pha trộn. Lượng tinh bột nạp vào trong cơ thể chỉ nên bằng 50-60% người thường. Nên tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc thô chà xát ít lớp vỏ vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên, xào, thức ăn chứa tinh bột vì cơ thể khó hấp thu và làm tăng lượng đường huyết. Tốt nhất, người bệnh nên chế biến các món luộc hoặc hấp để đảm bảo sức khỏe bản thân.

- Thức ăn chứa đạm: Protein có trong trứng, cá, thịt gà, các loại đậu (Đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh) và đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành). Những thực phẩm này tốt cho cơ bắp và chắc khỏe cũng như chữa lành vết thương. Người bệnh nên tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm như da gà, da vịt. Các thực phẩm này chứa nhiều cholesterol. Đồng thời nên hạn chế tối đa thực phẩm ăn sẵn như pa tê, xúc xích... bạn nên ăn các sản phẩm từ cá, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu,...

- Khi bổ sung thực phẩm chứa chất béo, người bệnh tiểu đường loại 1 nên lựa chọn sản phẩm bão hòa đơn từ dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt quả bơ, omega-3 có trong cá, sò ốc, hạt lanh, hạt quả óc chó. Đồng thời hạn chế chất béo bão hòa trong các sản phẩm động vật gồm thị và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo như dầu dừa, cọ. Hạn chế chất béo trong bánh nướng, thức ăn chiên rán, xúc xích, mì tôm, đồ ăn nhanh.

- Tránh các thực phẩm có chất ngọt: Khi bị tiểu đường loại 1, bệnh nhân nên tránh các sản phẩm ngọt như các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu,...Thay vì sử dụng các chất ngọt nhân tạo, bệnh nhân có thể sử dụng các loại đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường như aspartame, saccharin, sucralose,...

- Tăng cường sử dụng rau xanh và các loại trái cây tươi: đây là những nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt cho người bệnh tiểu đường. Chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng giúp giảm đường và làm chậm quá trình hấp thu đường trong cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ăn 20-35 gam chất xơ để hỗ trợ sức khỏe một cách tốt nhất.

2. Vận động khoa học

bệnh tiểu đường tuýp 1

Thể dục, thể thao là điều thiết yếu trong cuộc sống, nó giúp nâng cao thể trạng cơ thể, tăng độ dẻo dai và góp phần kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn bộ môn vận động phù hợp, tránh việc vận động mạnh gây chấn thương và tổn thương cơ thể. Bệnh nhân kết hợp tập thể dục nhẹ với bộ môn yoga, aerobic sẽ giúp cơ thể phản ứng với insulin. Từ đó làm giảm các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao và đau tim. 

3. Cách điều trị

điều trị bệnh tiểu đường loại 1

Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát qua việc người bệnh duy trì lối sống, khỏe theo dõi kiểm tra lượng đường có trong máu và lượng insulin thường xuyên.

Bởi vì chưa có phương pháp trị liệu cụ thể với bệnh nhân tiểu đường loại 1. Vậy nên, điều trị thay thế suốt đời với insulin là phương pháp cần thiết. Insulin phù hợp với người bệnh tiểu đường là insulin tác động nhanh đến các bữa ăn và insulin kéo dài trước khi đi ngủ. 

Chủ động theo dõi đường huyết là việc làm cần thiết cho tất cả bệnh nhân tiểu đường cần sự hỗ trợ insulin. Với những ai bị hạ đường huyết thì luôn mang theo viên nén glucose, kẹo có chứa đường hay các nguồn glucose khác hấp thu nhanh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết nhẹ.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn một số sản phẩm giúp ổn định đường huyết, nâng cao sức khỏe tổng thể. Một trong số các sản phẩm đó là Advanced Glucose Support giúp hỗ trợ và ổn định đường huyết. Sản phẩm với thành phần từ thiên nhiên với tinh chất Gymnema được chiết xuất từ lá dây thìa canh với công nghệ tiên tiến, hiện đại. 

Advanced Glucose Support được đánh giá có chứa hàm lượng tinh chất Gymnema khá cao so với các sản phẩm khác trên thị trường. Hơn nữa vì được chiết xuất hoàn toàn từ lá dây thìa canh đã được cô lập glycosides cho ra tỷ lệ 25% Acid Gymnemic nên đảm bảo chất lượng cũng như hoạt tính sinh học một cách tuyệt đối. 

Mặt khác, sản phẩm đến từ thương hiệu Olympian Labs là thương hiệu nổi tiếng số 1 tại Mỹ về dòng thực phẩm chức năng. Khi sử dụng sản phẩm,  Acid Gymnemic có vai trò rất quan trọng giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát, cân bằng lượng đường trong máu, đảm bảo sức khỏe người bệnh tiểu đường.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

>>>Tìm hiểu: Tác dụng của dây thìa canh với người bệnh tiểu đường.

Lời kết: Trên đây là tổng quan chung về căn bệnh tiểu đường tuýp 1. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về tiểu đường tuýp 1 cũng như có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!