Nội dung

1. Bệnh đãng trí là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh đãng trí ở người cao tuổi

3. Triệu chứng bệnh đãng trí ở tuổi già

4. Những con số biết nói về số người bị đãng trí

5. Hậu quả khôn lường của bệnh đãng trí

6. Phòng ngừa bệnh đãng trí từ sớm ở người cao tuổi

7. M4G MULTI-VITAMIN FOR 50+ - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho người trên 50 tuổi 

1. Bệnh đãng trí là gì?

bệnh đãng trí ở người cao tuổi

Đãng trí (hay còn gọi là lẫn, suy giảm trí nhớ) là tình trạng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Bắt đầu với các biểu hiện như tập trung kém, giảm khả năng tư duy, hay quên…Nếu bệnh không có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời tình trạng càng về sau bệnh sẽ càng trầm trọng hơn, góp phần tác động đẩy mạnh sự thoái hóa của hệ thần kinh và có thể là tiền đề cho bệnh mất trí nhớ, Alzheimer.

Bệnh đãng trí ở người cao tuổi thường bị nhầm lẫn với bệnh Alzheimer do có một số triệu chứng gần giống với nhau, đặc biệt là ở các triệu chứng về suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh Alzheimer phức tạp hơn nhiều lần so với bệnh đãng trí ở người già.

2. Nguyên nhân gây bệnh đãng trí ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đãng trí ở người cao tuổi, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như: 

- Gốc tự do

Lão hóa thần kinh

Đây là một trong những nguyên nhân gây tác động trực tiếp đến các tế bào thần kinh gây xơ hóa các bao Myelin khiến cho tế bào thần kinh không thể truyền thông tin cho nhau, lâu dần gây rối loạn chức năng não.

- Tuổi tác

người cao tuổi dễ mắc bệnh đãng trí hơn người trẻ

Khi tuổi cao đồng nghĩa với việc não bộ cũng phải trải qua quá trình lão hóa khiến cho hệ thống thần kinh suy giảm gây bệnh đãng trí, hay quên.

- Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc trợ tim, thuốc cao huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ gây ức chế dây thần kinh và gây ra bệnh đãng trí ở người già.

- Do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích

Do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích

Đồ uống có cồn cũng như các loại chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đãng trí hoặc mất trí nhớ ở người già. Thuốc lá có thể gây sa sút trí nhớ bởi nó làm giảm lượng oxy lưu thông lên não. 

- Trầm cảm và căng thẳng thần kinh

Khi đang bị stress hoặc căng thẳng, tâm trí của người bệnh dễ bị phân tán dẫn đến khả năng ghi nhớ bị giới hạn, ngoài ra, stress do sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đãng trí.

- Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer cũng là nguyên nhân khiến người già bị đãng trí. Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ. 

- Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

ăn quá nhiều thức ăn chất đạm beta là nguyên nhan gây bệnh đãng trí

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, những người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.

- Các bệnh lý khác

Các bệnh lý như chấn thương sọ não hay tai biến mạch máu não, viêm não rối loạn tiền đình hay rối loạn tuần hoàn não... cũng gây ra bệnh đãng trí ở người cao tuổi.

>>> Xem thêm: Điểm danh 10 căn bệnh nguy hiểm người gia thường gặp phải

3. Triệu chứng bệnh đãng trí ở tuổi già

Dấu hiệu của người cao tuổi bị đãng trí

Bệnh đãng trí người già thường được chia ra làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, người bệnh thường có biểu hiện hay quên, tâm trạng lo lắng, bất an dẫn đến hành vi thay đổi. Người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể nhớ những sự kiện trong quá khứ xảy ra.

- Giai đoạn giữa: Trong giai đoạn này, khi chứng bệnh đã nặng dần lên các triệu chứng bệnh cũng rõ rệt hơn. Người bệnh quên tên những người thân trong gia đình, quên địa chỉ nhà và không nhận thức được không gian và thời gian. Thời gian này, người bệnh dần làm quen với sự chăm sóc của người thân trong gia đình.

- Giai đoạn muộn: Trong giai đoạn này, dường như người bệnh mất hoàn toàn nhận thức về hành vi, tâm trạng, thói quen, trí nhớ không có khả năng hồi phục lại hoàn toàn. Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đặc biệt có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể sẽ qua đời.

4. Những con số biết nói về số người bị đãng trí

Nằm trong nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh, suy giảm trí nhớ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định là cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ 21. Khoảng 24 triệu người trên thế giới bị bệnh suy giảm trí nhớ. Suy giảm trí nhớ không phải chỉ là bệnh của người già mà đang ngày càng trẻ hóa. Hiện có khoảng 20-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ. 

Chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ. Tại Australia, khảo sát năm 2014 cho thấy gần 24.500 công dân trẻ nước này mắc bệnh đãng trí.

Sau tuổi 30, cứ mỗi ngày có 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, suy giảm trí nhớ gây đãng trí.

Một nghiên cứu trên 451.232 người béo phì tại Anh suốt từ năm 1999 đến 2011 với 43% là nam giới, cho thấy người béo phì ở tuổi 30-39 có nguy cơ suy giảm trí đãng trí nhớ gấp 3,5 lần người bình thường.

5. Hậu quả khôn lường của bệnh đãng trí

Bệnh đãng trí nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đến chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe.

- Sa sút trí tuệ

 Khoảng 50% số người bị bệnh đãng trí sẽ có nguy cơ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm với các biểu hiện như: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, mất khả năng nhận biết đồ vật…

Bệnh diễn tiến xấu dần và bệnh nhân sẽ mất dần khả năng tư duy cũng như tự chăm sóc cá nhân, cuối cùng dẫn đến tử vong. Không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, sa sút trí tuệ còn còn gây ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.

- Alzheimer

Theo các chuyên gia y tế, khoảng 10% trường hợp bệnh nhân bị đãng trí sẽ chuyển thành Alzheimer dưới tác động của Amyloid Beta - một loại protein gây ra bệnh Alzheimer có nhiều ở người bị bệnh đãng trí.

Alzheimer là bệnh lý tiêu biểu nhất của sa sút trí tuệ (chiếm 70-80% trường hợp). Trung bình, người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau khoảng 8-10 năm. Cho đến nay, bệnh Alzheimer không có cách cải thiện hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm tiến trình của căn bệnh này.

- Gây teo não

Quá trình suy giảm trí nhớ theo thời gian sẽ tiến triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ, gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi như như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất trong MRI não.

- Parkinson

Ở giai đoạn sớm của Parkinson, người bệnh thường gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết… Đây là bệnh lý do thoái hóa các tế bào thần kinh ở vùng chất đen làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền và ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động của cơ thể gây ra các triệu chứng điển hình như run, cứng cơ, chậm chạp và rối loạn tư thế.

6. Phòng ngừa bệnh đãng trí từ sớm ở người cao tuổi

6.1. Động viên an ủi người bệnh

Động viên an ủi người bệnh đãng trí

Đầu tiên, những người thân cần phải chuẩn bị tinh thần để giúp đỡ người già bị đãng trí. Tuyệt đối không được nổi nóng hay trách móc khi người già đãng trí. Hãy nên nhớ rằng lúc này, người già rất dễ tổn thương. Hãy dùng cử chỉ quan tâm và chăm sóc để người lớn tuổi trong gia đình bạn không quá tủi thân và sợ hãi.

Ngoài ra, người thân có thể động viên người cao tuổi tham gia các hoạt động đội nhóm như câu lạc bộ hưu trí hay câu lạc bộ người cao tuổi. Đến và chia sẻ với những người có cùng nỗi lo lắng với mình sẽ giúp người cao tuổi tìm được sự đồng cảm và tinh thần lạc quan.

6.2. Thay đổi lối sống, giải tỏa các căng thẳng

Cố gắng loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan nhất có thể. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. Thỉnh thoảng, có thể đi du lịch ở các địa điểm gần với con cháu để giải tỏa các âu lo trong cuộc sống.

6.3. Tăng cường rèn luyện tư duy

Để tình trạng suy giảm trí nhớ không đến sớm, cần thường xuyên duy trì các hoạt động ghi nhớ, tư duy của não. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người làm việc trí óc thường xuyên thì sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít phải tư duy.

Ngoài ra, để phòng tránh suy giảm trí nhớ, có thể thực hiện những hoạt động, trò chơi giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, xếp hình, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng... cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não bộ.

6.4. Vận động thể lực điều độ

Vận động thể lực điều độ

Bên cạnh việc rèn luyện tư duy, vận động thể chất cũng giúp máu lưu thông đến não bộ tốt hơn, giúp tinh thần thư thái và tăng cường trí nhớ. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút/ngày để thực hiện các bài tập phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga...

6.5. Dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng là điều quan trọng để cải thiện trí nhớ. Trong đó, não bộ cần đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất nhất định để hoạt động và phát triển. Những người không nhận được đủ lượng vitamin B1 từ chế độ ăn uống có thể bị rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Cần bổ sung đủ lượng vitamin (B1) trong ngày, tối đa 1,2mg cho người lớn (nam là 1,4mg, nữ là 1mg).

7. M4G MULTI-VITAMIN FOR 50+ - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho người trên 50 tuổi 

Ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống và luyện tập thì sử dụng một sản phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu kết hợp với các thảo dược quý có lợi cho não, giúp tăng cường hoạt lực của các chất trung gian dẫn truyền thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ cũng là giải pháp hữu hiệu. 

M4G Multi-Vitamin For 50+ - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho người trên 50 tuổi

M4G Multi-Vitamin For 50+ với công thức ưu việt bổ sung 21 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng các thảo dược quý như: Nhân Sâm, Cúc Vạn Thọ, Sâm Maca,…Giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng ở người cao tuổi, làm chậm quá trình lão hóa và tình trạng suy giảm chức năng của cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ tổng thể, tăng cường đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

M4G Multi-Vitamin For 50+ là một sản phẩm đến từ thương hiệu Olympian Labs - thương hiệu được ưa chuộng hàng tại Mỹ và hàng chục quốc gia khác trên thế giới với những sản phẩm chất lượng dành cho nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau.

Tất cả các sản phẩm của Olympian Labs đều đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Mỹ như tiêu chuẩn của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Ngoài ra, nhà máy sản xuất của Olympian Labs cũng đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) – Thực hành sản xuất tốt.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY