Nội dung:

1. Mất ngủ do stress căn bệnh đáng sợ hơn chúng ta 

2. Mất ngủ do stress – tấm domino đầu tiên đẩy sức khoẻ của người bệnh đi xuống 

3. Những cách chữa mất ngủ do stress đơn giản, hiệu quả 

3.1 Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý 

3.2 Có chế độ dinh dưỡng khoa học 

3.3 Dành thời gian cho sở thích bản thân và vận động thể dục thể thao 

3.4 Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin 

1. Mất ngủ do stress căn bệnh đáng sợ hơn chúng ta

Theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì có đến 20% dân số trên thế giới luôn trong trạng thái stress thường xuyên hoặc gặp những biểu hiện của stress như căng thẳng, rối loạn lo âu… và có đến 50% những bệnh nhân stress gặp tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, đêm nằm trằn trọc sáng ngủ dậy mệt mỏi, thiếu năng lượng… Cho nên, hiện nay các chuyên gia đánh giá mất ngủ do stress là căn bệnh 2 trong 1, vì chúng có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau khi stress dẫn đến mất ngủ và khi người bệnh mất ngủ càng khiến tình trạng stress, căng thẳng thần kinh, đau dầu gia tăng. Thậm chí, nếu người bệnh chủ quan không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tạo thành một vòng tròn tuần hoàn lặp lại vô tận, đẩy người bệnh vào “cái hố” suy giảm sức khoẻ do chính bản thân tạo ra.

Mất ngủ do stress căn bệnh đáng sợ hơn chúng ta

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, nước ta có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress như: Hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn sang chấn và lo âu. Điều này đem đến những gánh nặng về mặt xã hội, kinh tế và cho chính bệnh nhân. Cụ thể, có khoảng 350 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới phải chịu đựng trầm cảm, 5% phải chịu đựng lo âu và chi phí y tế cho rối loạn lo âu cũng vô cùng lớn gấp 3 lần các bệnh nội khoa thông thường. Ngoài ra, có hơn 90% những người quyết định tự tử có rối loạn tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.

Những con số trên đã đủ để các chuyên gia gọi mất ngủ do stress là căn “bệnh thời đại” ngày nay, khi mà con số bệnh nhân ngày càng tăng lên và trẻ hoá, nếu như trước kia đối tượng nhân viên văn phòng, người trung niên gặp phải mất ngủ do stress thì tới thời điểm hiện tại, không hiếm những em học sinh cấp 3 hay sinh viên đại học gặp phải tình trạng này. Đáng lo hơn nữa là đối tượng mà căn bệnh mất ngủ do stress hướng đến nhiều nhất là những người nằm trong “độ tuổi vàng” lao động 18 – 45 tuổi, điều này không chỉ khiến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, thành tích học tập, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà nếu về lâu về dài, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, mức sống… của quốc gia, vì những người bệnh vừa phải chịu sự tác động của mất ngủ do stress như suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, nguy cơ mắc các bệnh nan y, mãn tính… lại vừa phải gánh chịu những chi phí chữa bệnh với con số không hề nhỏ.

Sở dĩ các chuyên gia gọi mất ngủ do stress là bệnh để chúng ta không được chủ quan khi mà ai cũng có thể là nạn nhân và chịu hậu quả của mất ngủ, stress hoặc cả hai bệnh mất ngủ và stress. Cho đến ngày nay cũng không ít những tài liệu nghiên cứu khoa học nghiên cứu về hậu quả của mất ngủ do stress, mặc dù cách thức, mức độ của mỗi bệnh nhân là khác nhau nhưng điểm chung là đều ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến kiệt sức, lao lực… và biến thành mãn  tính. Vậy nên, khi có một trong những biểu hiện như suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, đau đầu, căng thẳng, tim đập nhanh dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ, trằn trọc khó vào giấc… kéo dài trên 1 tháng thì hãy đến bác sĩ khám và nhận lời khuyên về phương pháp điều trị. Hãy nhớ 1 điều, đừng bao giờ chịu đựng bệnh hay nghĩ đơn giản rằng bệnh sẽ tự hết.

2. Mất ngủ do stress – tấm domino đầu tiên đẩy sức khoẻ của người bệnh đi xuống

Nếu ví sức khoẻ của chúng ta như những tấm domino thì chất lượng giấc ngủ chính là miếng domino đầu tiên, nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Một khi tấm domino này có vấn đề, bao gồm cả mất ngủ do stress hay do bất cứ nguyên nhân nào khó, nó sẽ đổ xuống và kéo theo đó là hàng loạt vấn đề về sức khoẻ khác đằng sau. Sở dĩ đánh giá như vậy bởi các chuyên gia đã khuyên rằng chúng ta nên dành 7 – 8 tiếng mỗi ngày cho việc ngủ (tương đương 1/3 cuộc đời mỗi người) vì giấc ngủ chất lượng có chức năng vô cùng to lớn, nó giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, “sạc đầy pin” cho cơ thể để luôn khoẻ mạnh vào ngày hôm sau, đủ sức làm việc, vui chơi. Giấc ngủ cũng giúp các cơ quan trong cơ thể sau cả ngày dài hoạt động mệt mỏi được tạm thời nghỉ ngơi, bảo dưỡng định kì để luôn thực hiện chức năng linh hoạt. Những điều này được thể hiện vô cùng rõ ràng, cứ thử sau một đêm không ngủ thôi, bạn sẽ cảm nhận được vai trò của giấc ngủ ngon lớn đến như thế nào.

Việc mất ngủ do stress còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh khác, và nhiều khi mất ngủ chính là những “điểm báo” mà cơ thể đang phát tín hiệu để chúng ta biết. Cụ thể:

Mất ngủ do stress làm gia tăng các cơn đau đầu, đau nhức cơ thể

Đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng… là những gì mà người bệnh cảm nhận được sau mất ngủ do stress, dù chỉ là một đêm. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy dây thần kinh trong não bộ căng ra, cảm nhận rõ từng dòng máu vận chuyển lên và các cơn đau dồn dập hay ngắt quãng. Lý do là khi stress, cơ thể sẽ giải phóng các chất gây hại cho não bộ cũng như làm rối loạn việc tiết hormone hạnh phúc, thư giãn dẫn đến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và gây nên những biểu hiện trên.

Hơn nữa, giấc ngủ ngon có vai trò điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt và giúp các bộ phận trong cơ thể được “bảo dưỡng”. Chính vì vậy, mất ngủ do stress dẫn đến việc đau đầu, đau nhức cơ thể là chuyện đương nhiên.

Mất ngủ do stress là suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ

Mất ngủ do stress – tấm domino đầu tiên đẩy sức khoẻ của người bệnh đi xuống

Như vừa chia sẻ ở trên, giấc ngủ có chức năng loại bỏ căng thẳng mệt mỏi, tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung, bởi một giấc ngủ ngon giúp chúng ta luôn cảm thấy tỉnh táo, cơ thể tràn đầy năng lượng để xử lý công việc tốt nhất. Ngược lại, người bệnh mất ngủ do stress sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, ngáp ngủ dẫn đến mất tập trung, không có hứng thú làm việc, rơi vào trạng thái đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ (do những tế bào thần kinh không đủ thời gian để sản sinh, tái tạo, phục hồi tế bào bị tổn thương). Thậm chí stress còn được coi là “con dao” giết chết các tế bào thần kinh. Vậy nên khi có những dấu hiệu ban đầu của mất ngủ do stress, hãy chủ động xử lý, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Mất ngủ do stress dẫn đến trầm cảm

Cả mất ngủ và stress đều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm, chứ chưa nói đến mất ngủ do stress – căn bệnh 2 trong 1 mang tới tác động kép khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, trầm cảm với tốc độ nhanh và mức độ nặng hơn. Lý do là khi mất ngủ do não bộ luôn trong trang thái “căng” như dây đàn, thiếu sự nghỉ ngơi và tái tạo cần thiết. Lâu dần, stress mất ngủ sẽ khiến căn bệnh trầm cảm đến với bạn lúc nào không hay. Cụ thể, có khoảng 350 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới phải chịu đựng trầm cảm khi bị mất ngủ do stress.

Mất ngủ do stress kéo sức khoẻ đi xuống

Mất ngủ do stress kéo sức khoẻ đi xuống

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định stress là mối đe doạ lớn đối với loài người trong thời đại mới này. Nếu thỉnh thoảng bạn mới gặp tình trạng stress, mất ngủ (ít hơn 2 lần/tuần và không kéo dài quá 2 tuần liên tục) thì nó chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng nếu mất ngủ do stress kéo dài trên 1 tháng thì chứng tỏ, bạn đã gặp phải mất ngủ mãn tính khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Mất ngủ do stress kéo dài khiến người bệnh bị teo não

Stress chính là kẻ thủ của các tế bào thần kinh nói riêng và não bộ nói chung, khi stress các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng teo não (não chết dần). Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra mất ngủ do stress kéo dài sẽ khiến chất xám bị suy giảm, não teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ khó tập trung hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Tiến sĩ Justin B.Echouffo-Tcheugui, đến từ Trường Y Harvard đã nghiên cứu và thu thập số liệu về nhận thức từ 2.231 đối tượng tham gia, với 2.018 người tham gia chụp não cộng hưởng từ. Đối tượng tham gia là những người ở độ tuổi từ 40 đến 50. Họ được đo nồng độ cortisol vào trước bữa sáng. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chỉ số cơ thể và hút thuốc cũng được đưa vào nghiên cứu. Nhìn chung, những người có nồng độ cortisol cao thường đi kèm với cấu trúc não và khả năng nhận thức kém hơn những người khác. Và nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng hormone cortisol (một hormone có liên quan đến stress) ở độ tuổi trung niên tỷ lệ thuận với nguy cơ teo não. Ngoài ra những đối tượng này có trí nhớ và nhận thức kém hơn nhiều so với người cùng độ tuổi.

Mất ngủ do stress dẫn đến đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá

Đường ruột được coi như bộ não thứ hai của cơ thể. Tại đây có hàng trăm triệu tế bào thần kinh, và có khả năng sản xuất ra các hormon thần kinh hay còn gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột hoạt động độc lập và có liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương. Khi cơ thể bị mất ngủ do stress kéo dài, các chất dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày. Dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến tiêu hoá khác. Ngoài ra, mất ngủ do stress còn làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đau bụng, ỉa chảy, táo bón, khó tiêu... và có thể biến thành đau dạ dày mãn tính.

Mất ngủ do stress làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Mất ngủ do stress làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Điển hình của stress chính là rối loạn nhịp thở, nhịp tim tăng lên đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và dẫn tới những bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi mất ngủ cộng stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim... Điều này đã được Tiến sĩ Michelle Miller - Đại học Warwick nghiên cứu kéo dài từ 7 đến 25 năm ở 470.000 người tham gia trên tám quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển, Vương quốc Anh và báo cáo kết quả trên tạp chí European Heart. Kết quả của cuộc nghiên cứu không nằm ngoài dự đoán khi chỉ ra rằng giấc ngủ ngắn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng Cholesterol máu, bệnh tiểu đường, béo phì.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa mất ngủ do stress với tim mạch cũng cho biết: "Nếu bạn ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm và giấc ngủ bị xáo trộn thì có tới 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ gặp phải, thậm chí tử vong vì một cơn đột qụy. Mất ngủ thực sự được coi như quả bom nổ chậm cho sức khỏe con người, do đó nếu gặp phải tình trạng này bạn cần phải hành động ngay để giảm nguy cơ đe dọa tính mạng".

Bên cạnh mất ngủ, stress trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, đây là một tác dụng có hại đối với hệ tim mạch. Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch vành, nguy hiểm nhất là đột quỵ.

Cả mất ngủ và stress đều khiến chúng ta tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhưng khi 2 bệnh này gộp lại làm một và “tác động kép” đến sức khoẻ thì thực sự hậu quả sẽ ngoài tầm kiểm soát.

3. Những cách chữa mất ngủ do stress đơn giản, hiệu quả

3.1 Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Nguyên nhân chính gây ra mất ngủ do stress xuất phát từ trạng thái stress, căng thẳng quá mức. Mà nguồn gốc của những cơn stress không gì khác ngoài hệ thần kinh hoạt động liên tục, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi. Càng căng thẳng càng không thể chợp mắt, mà không thể chợp mắt, hệ thần kinh không thể tái tạo cho ngày làm việc mới, căng thẳng nối tiếp căng thẳng. Chuyên gia Nguyễn Văn Chương, cho biết: “Khi ngủ, tất cả các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và tái tạo sức sản xuất sau một ngày làm việc. Đồng thời cũng là thời gian não sắp xếp lại các  thông tin chúng ta thu nhập trong ngày theo một trật tự nhất định của riêng nó. Thế nên giấc ngủ cực kì quan trọng, vừa giúp tái tạo sức sản xuất, tạo nên sự ổn định, trật tự thông tin trong não của chúng ta.”

Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Hơn nữa, đối tượng thường xuyên stress là những người phải thường xuyên đối mặt với áp lực từ công việc, cơm áo gạo tiền, deadline cùng với tâm lý lo sợ, sợ không hoàn thành việc, sợ không có đủ chi phí sinh hoạt, sợ mất việc… càng khiến stress nặng thêm và mất ngủ kéo dài. Do đó, muốn khắc phục tình trạng mất ngủ do stress để có được giấc ngủ chất lượng, thì đầu tiên bản thân phải biết cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, đừng để bản thân bị quá sức.

3.2 Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ vào hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh mất ngủ do stress nói riêng và mất ngủ nói chung. Những bệnh nhân đang gặp vấn đề về giấc ngủ nên ưu tiên những thực phẩm:

Thực phẩm giàu Trynophan như: thịt gia cầm (nhiều nhất là gà tây), trứng gia cầm (trứng gà), các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…), hạnh nhân, đậu nành, chuối, sữa và chế phẩm từ sữa, lúa mạch… có tác dụng kiểm soát cảm xúc và hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Thực phẩm giàu Magie: Socola đen, quả bơ, hạt điều, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh… giúp cho hệ thần kinh vận động bình thường, giúp các cơ và não bộ nghỉ ngơi từ đó hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm giàu Melatonin: Những người stress mất ngủ nên ưu tiên những thực phẩm giàu Melatonin vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu Melatonin phải kể đến như: Dứa, chuối, cam, bột yến mạch, cơm, khoai tây, chuối, cải xoăn, mật ong, trà gừng, trà hoa cúc… Trong đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng dứa, chuối, và cam có khả năng tăng đáng kể Melatonin. Dứa có khả năng tăng aMT6 lên 266% trong khi chuối tăng lượng melatonin lên 180%. Cam cũng có khả năng tăng melatonin lên khoảng 47%.

Thực phẩm giàu canxi: Canxi không chỉ giúp cho hệ xương răng chắc khoẻ mà Canxi cũng tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống thần kinh, tim mạch đáng kể. Các loại thực phẩm giàu canxi như cua đồng, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh, các loại đậu… nên được thêm vào thực đơn hàng ngày của bệnh nhân mất ngủ do stress để dần dần lấy lại giấc ngủ ngon đúng nghĩa.

Bên cạnh những thực phẩm giúp ngủ ngon, giải toả căng thẳng stress, người bệnh stress mất ngủ cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm gây mất ngủ sau đây vào bữa tối:

Thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, rượu vang… khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc dẫn đến đau đầu, căng thẳng, stress mất ngủ.

Thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh vì sẽ khiến hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều hơn khi cơ thể ngủ dẫn đến cảm giác khó chịu, khó ngủ

Thực phẩm khó tiêu gây căng bụng, cơ thể vào não bộ phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hoá từ đó gây mất ngủ, stress.

Thực phẩm giàu caffein, tác động trực tiếp vào hệ thần kinh ức chế sản sinh hormone ngủ khiến cơ thể khó ngủ, khi cơ thể chuyển hoá hết caffein sẽ xuất hiện cảm giác căng thẳng, stress mất ngủ.

Thực phẩm cay nóng góp phần vào “phá hoại” giấc ngủ ngon do khả năng làm tăng thân nhiệt và gây các bệnh liên quan đến dạ dày.

Thực phẩm nhiều nước gây áp lực lên bàng quang gây buồn vệ sinh nhiều lần khiến giấc ngủ chập chờn.

3.3 Dành thời gian cho sở thích bản thân và vận động thể dục thể thao

 Dành thời gian cho sở thích bản thân và vận động thể dục thể thao

Những lúc cảm thấy bản thân căng thẳng, stress quá mức, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc dành thời gian cho sở thích của bản thân, ví dụ như vẽ tranh, xem phim, nghe nhạc để thư giãn đầu óc, cảm thấy thoải mái từ đó giảm bớt stress. Đồng thời, dù bận rộn đến đâu cũng nên dành ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày cho việc vận động, tập thể dục thể thao, nếu duy trì não bộ cũng như giấc ngủ và cơ thể sẽ cảm ơn bạn rất nhiều đó. Vì nhờ vận động, cơ thể được thực sự “mệt”, não bộ cũng được “tập thể dục” theo để luôn khoẻ mạnh, hoạt động tốt, đồng thời mang đến giấc ngủ trọn vẹn.

3.4 Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin

Sử dụng sản phẩm bổ sung Melatonin ngoại sinh cho cơ thể để giúp ngủ ngon hơn, tránh xa mất ngủ do stress – tại sao không? Bởi như đã nói, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do stress ngoài yếu tố stress thì yếu tố suy giảm Melatonin cũng khiến căn bệnh mất ngủ và stress trở nên nặng hơn và không có điểm dừng. Melatonin – hormone ngủ có chức năng duy trì nhịp sinh học thức ngủ của cơ thể, giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc, sáng dậy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Ở những bệnh nhân mất ngủ do stress, não bộ (cụ thể là tuyến yên) sẽ bị ảnh hưởng và rối loạn tiết Melatonin khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ, khó vào giấc, gần sáng mới ngủ được, sáng dậy mệt mỏi…

Melatonin ngoại sinh khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với Melatonin nội sinh để giúp người bệnh mất ngủ do stress lấy lại nhịp sinh học thức – ngủ vốn có, đó là tiết ra nhiều khi trời tối khoảng 9 – 11 giờ để “ru ngủ” cơ thể, giúp giấc ngủ ngon và sau, giảm lượng tiết ra vào buổi sáng để đánh thức cơ thể dậy. Chính vì vậy, Melatonin được nhiều chuyên gia chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ, đặc biệt hơn, sử dụng Melatonin không hề gây phụ thuộc cũng như tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, đây chính là tin vui với những bệnh nhân mất ngủ kinh niên đã quá mệt mỏi với việc sử dụng an thần ngủ ngon, còn khi dừng an thần lại mất ngủ như cũ.

Theo nghiên cứu được đăng trên WebMD (Trang truy vấn thông tin sức khỏe số 1 tại Mỹ về lượng người dùng), melatonin có thể dùng 6 tháng liên tục vẫn an toàn với người sử dụng và không gây lệ thuộc (Xem chi tiết tại: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-940/melatonin). 

Trong các dạng chiết xuất Melatonin hiện nay trên thị trường, thì Melatonin dạng nước được đánh giá cao hơn cả so với dạng viên nén, viên nang… vì khả năng dễ hấp thụ, mang đến hiệu quả nhanh chóng, an toàn cho người dùng. Nghiên cứu của Tiến sĩ Laura Palagini cùng các đồng nghiệp được tăng tải trên dược thư quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed), chứng minh hiệu quả của liều dùng Melatonin dạng hấp thụ nhanh 1mg (dạng nước) trong việc giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn ở những người tham gia nghiên cứu (Xem chi tiết tại: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34177671/).

Olympian Labs Melatonin 1mg

Khi nhắc đến Melatonin dạng nước, người ta sẽ nghĩ ngay đến Olympian Labs Melatonin 1mg – sản phẩm bổ sung Melatonin có nguồn gốc thực vật an toàn, lành tính dưới dạng nước tiện dụng, dễ hấp thụ và là người bạn đồng hành tin cậy của nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ chứ không đơn giản chỉ là mất ngủ do stress.

Melatonin 1mg đến từ thương hiệu Olympian Labs – thương hiệu số 1 Hoa Kỳ về dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị, đây chính là bảo chứng cho chất lượng của sản phẩm cũng như mang đến cảm giác thoải mái, yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

>>> Xem thêm: Olympian Labs Melatonin Liquid chiết xuất thực vật – Lựa chọn hàng đầu cho người mất ngủ