Nội dung

1. Đột quỵ não là gì?

2. Đột quỵ não nguy hiểm như thế nào?

3. Nguyên nhân gây đột quỵ não?

4. Dấu hiệu nhận biết gặp đột quỵ não

5. Những phản xạ cần thiết khi phát hiện người thân đột quỵ não

6. Các vấn đề cấm kỵ không được làm khi phát hiện người thân bị đột quỵ não

7. Các phương pháp được chỉ định điều trị khi đột quỵ não

8. Đột quỵ não có thể tái phát nên cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh

9. Alpha brain giải pháp chủ động đầy lùi các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não

1. ĐỘT QUỴ NÃO LÀ GÌ?

Là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuổi.

Đột quỵ não được chia làm 2 loại là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết:

- Đột quỵ do thiếu máu não (nhồi máu não, cơn tai biến mạch máu não thoáng qua): Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay, đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

- Đột quỵ do xuất huyết (chảy máu nội sọ, chảy máu khoang dưới nhện): Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

2. ĐỘT QUỴ NÃO NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao và để lại không ít di chứng nghiêm trọng vĩnh viễn cho bệnh nhân như bị liệt, hôn mê… , là gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.

Theo số liệu thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người tử vong vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có đến 200.000 người bị đột quỵ và tỉ lệ tử do đột quỵ ở nam giới được ghi nhận là 18%, còn ở nữ giới cao hơn lên đến 23%.

Đột quỵ có thể xảy ra ở cả nam và nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau và hiện nay tỉ lệ người trẻ gặp phải tình trạng này đang ngày một nhiều hơn (hiện nay có khoảng 25% ca đột quỵ là người trẻ, tăng gần 50% so trong vòng 12 năm qua).

3. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỘT QUỴ NÃO?

Stress: Stress, căng thẳng cực độ hoặc những chấn động đột ngột đến tinh thần là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ não.

Tuổi tác: Trên thực tế bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

Cao huyết áp: Tương tự như tim mạch, người cao huyết áp có nguy cơ cao bị đột quỵ. Bởi, cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

Mỡ máu: Cholesterol xấu tăng cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành mảng bám (vật cản) gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc và sử dụng các chất kích thích thường xuyên có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất, lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GẶP ĐỘT QUỴ NÃO

Độ quỵ xảy ra đột ngột, nhận biết sự thay đổi bất thường của người bệnh đang xảy ra có phải là đột quỵ hay không có thể căn cứ vào những biểu hiện nhận biết ban đầu sau:

- Không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc, đây là dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất. Ngoài ra còn có một vài vấn đề khác liên quan đến cử động như: Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể.

- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Kiểm chứng trong trường hợp này có thể thực hiện ngay phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

- Đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó, cơ thể mệt mỏi.

- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau, có trường hợp chỉ gặp phải một những cũng có người gặp phải vài dấu hiệu được kể trên. Ngoài ra, nhiều người có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới nếu tiếp tục duy trì trạng thái sức khỏe không tốt như hiện tại.

5. NHỮNG PHẢN XẠ CẦN THIẾT KHI PHÁT HIỆN NGƯỜI THÂN ĐỘT QUỴ NÃO

Để giảm thiểu tai biến xấu nhất có thể xảy đến đối với người bị đột quỵ (thường là người thân, nhưng đôi khi cũng có thể là những người mới gặp), ngay khi phát hiện có những dấu hiệu của tình trạng đột quỵ, hãy lập tức có những phản xạ sau:

- Điều cần làm đầu tiên là đỡ người thân để họ không bị té ngã tiếp trước khi có những bước sơ cứu tiếp theo.

- Trong trường hợp thấy người thân còn tỉnh táo thì cần để họ nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.

- Trường hợp người thân đã rơi vào trạng thái hôn mê cần kiểm tra xem họ còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não rồi nhờ một ai đó trợ giúp gọi cấp cứu.

6. CÁC VẤN ĐỀ CẤM KỴ KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHI PHÁT HIỆN NGƯỜI THÂN BỊ ĐỘT QUỴ NÃO

Ngoài những phản xạ cần được thực hiện ngay, trong quá trình giúp đỡ sơ cứu người bị đột quỵ não phải hết sức chú ý và tránh gặp phải những điều cấm kỵ sau:

- Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho người bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió. Bởi vì những động tác này hô hình chung có thể làm nặng thêm tình trạng đột quỵ và làm mất thời gian vàng điều trị.

- Tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, họ hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ KHI ĐỘT QUỴ NÃO

Điều trị đột quỵ não chỉ những bác sĩ chuyên môn mới có thể thực hiện. Tuy nhiên, người nhà hoặc chính những người bệnh đột quỵ cũng có thể tham khảo các phương pháp có thể được chỉ định thực hiện sau:

- Trường hợp đột quỵ do nhồi máu não gây ra điều trị bằng cách: Tiêu sợi huyết (dùng thuốc để làm tan cục máu đông đang gây tắc mạch máu), đặt stent mạch não, can thiệp nội mạch não. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho người bệnh dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như warfarin (Coumadin), aspirin hoặc lopidogrel (Plavix).

- Trường hợp đột quỵ do xuất huyết não điều trị bằng cách: Điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật. Nhưng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định từ điều trị nội khoa đến can thiệp phẫu thuật.

8. ĐỘT QUỴ NÃO CÓ THỂ TÁI PHÁT NÊN CẦN CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Đột quỵ não có thể tái phát và tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Do đó, một khi đã từng bị đột quỵ và may mắn vượt qua thì cần đặc biệt chú ý phòng ngừa. Phòng ngứa đột quỵ tái phát đồng thời cũng là phòng ngừa có thể gặp phải tình trạng đột quỵ thực hiện như sau:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu… là những nguyên nhân gây đột quỵ. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Do đó, ăn uống đóng một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các nguyên nhân gây đột quỵ. Ăn uống phòng tránh đột quỵ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước… và đồng thời hạn chế chất béo, thức ăn nhanh, đồ ngọt…

- Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp tim khỏe mạnh. Trung bình, mỗi ngày mỗi người nên dành ra khoảng 30 phút để tập thể dục. Nếu tần xuất công việc quá nhiều thì có thể rút ngắn thời gian tập hơn, không nên bỏ qua.

- Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

- Không hút thuốc lá: Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những trường hợp mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu… để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

9. ALPHA BRAIN GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG ĐẦY LÙI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐỘT QUỴ NÃO

Alpha Brain là giải pháp được lựa chọn hàng đầu hiện nay giúp chủ động đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Bởi công thức thành phần đặc biệt bổ sung nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại các gốc tự do như Flavone glycosides, Terpene lactones, Anpha lipoic acid, 6-gingerol, Vitamin C và Caroten từ đó giúp bảo vệ các thành mạch tránh tình trạng xơ vữa, kiểm soát tình trạng thiếu máu lên não, chặn đứng nguy cơ gây đột quỵ não.

Chưa dừng lại ở đó, sử dụng Alpha Brain còn giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ nhờ có các hoạt chất như Carpain và Choline.

Alpha Brain là một sản phẩm thực phẩm chức năng được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Olympian Labs nổi tiếng toàn cầu. Toàn bộ các chất có trong Alpha Brain đều được chiết xuất từ những loại dược liệu tự nhiên như: Ginkgo biloba, Bacopa monnieri, Gừng, Đu đủ… nên dùng rất lành tính và an toàn. Sản phẩm đã được kiểm chứng bởi FDA – Hoa Kỳ, tại thị trường Việt Nam, Alpha Brain đã được Bộ Y tế cấp phép.

Dễ dàng nhận thấy, đột quỵ não là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm và nó có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Với những thông tin cần biết về tình trạng đột quỵ não cùng các kiến thức cơ bản về phản xạ sơ cứu khi xuất hiện đột quỵ não ở trên, hi vọng sẽ giúp ích tất cả mọi người.