Nội dung

I. Bệnh trĩ là gì?

II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

III. Dấu hiệu của bệnh trĩ

IV. Bệnh trĩ để lâu có sao không?

V. Bmass - Thực phẩm hỗ trợ điều trị nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ hàng đầu tại Mỹ

I. BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Bệnh trĩ là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Trĩ xuất phát từ các đệm mạch máu nằm bên trong ống hậu môn, dưới niêm mạc hậu môn. Các đệm mạch này được cấu tạo bởi các xoang tĩnh mạch, động mạch, các thông nối động-tĩnh mạch, tế bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh... Khi các đệm này sưng phù và viêm gây đau rát thì đây chính là bệnh trĩ. Bệnh trĩ được phân thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại:

Trĩ nội nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược, còn gọi là đường hậu môn – trực tràng. Trĩ nội được chia làm 4 độ:

  • Trĩ nội độ I: các bũi trí to ra và xung huyết. Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu khi đại tiện nhưng bũi trĩ không bị sa ra bên ngoài
  • Trĩ nội độ II: Búi trĩ sa xuống thập thò ở hậu môn khi rặn nhưng tự thụt vào được.
  • Trĩ nội độ III: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi bạn điđại tiện, ngồi xổm, làm việc nặng. Búi trĩ lúc này không tự co vào được mà phải dùng tay đẩy vào hoặc phải ngồi nghỉ thời gian dài.
  • Độ IV: Trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài hậu môn, không thể đẩy lại hoàn toàn vào ống hậu môn hoặc có nhét vào được thì cũng tụt ra ngay, có khi bị kẹt kèm theo đau.

Trĩ ngoại nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại lại hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.

II. NGUYÊN NHÂN ĐẾN BỆNH TRĨ 

Các bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân bệnh học dẫn đến bệnh trĩ. Dưới đây là một số yếu tố khiến bệnh trĩ phát triển:

  • Yếu tố di truyền.
  • Đứng, ngồi quá lâu, đi lại ít
  • Bệnh nhân bị bệnh táo bón kinh niên
  • Người bị loạn chức năng của ruột hay hội chứng kích thích ruột
  • Người có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai và sau khi sinh con
  • Các dây chằng hậu môn bị giãn ra do tuổi tác tăng lên
  • Người mắc các bệnh liên quan đến hậu môn như: tăng áp lực tĩnh mạch cửa hậu môn, u bướu của chậu hông, đường về của máu tĩnh mạch bị cản trở

III. DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ 

Khi nhận thấy các dấu hiệu sau bạn cần nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh trĩ:

  • Chảy máu hậu môn kể cả khi không đi vệ sinh. Ban đầu bạn chỉ thấy một lượng máu nhỏ ở hậu môn sau đó lượng máu tăng lên dần. Khi máu chảy thành tia bạn cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Trong tất cả các triệu chứng trên triệu chứng chảy máu hậu môn là triệu chứng tiêu biểu nhất. Khi nhận thấy việc chảy máu hậu môn thường xuyên bạn cần chú ý và đi khám bác sĩ để kiểm tra xem mình có mắc bệnh trĩ không?

IV. BỆNH TRĨ ĐỂ LÂU CÓ SAO KHÔNG? 

Bệnh trĩ được nhiều người coi là một căn bệnh bình thường và không nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan,chỉ đến khi bệnh nặng mới đi khám bác sĩ. Trả lời câu hỏi: Bệnh trĩ để lâu có sao không? Các bác sĩ khẳng định: Bệnh trĩ để lâu sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, các biến chứng bạn có thể gặp phải như:

  • Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, đây là một biến chứng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch máu do bệnh trĩ. Đây là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
  • Viêm da quanh khu vực hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, lở loét,.... Khi để các vết lở loét nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm

​BMASS - THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ HÀNG ĐẦU TẠI MỸ

Bmass với công thức đặc biệt cùng cơ chế tác động tổng hợp, tác động đồng thời lên cả nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm: TẠI ĐÂY