NỘI DUNG

1. Đau nửa đầu là gì?

2. Đau nửa đầu có mấy dạng?

2.1. Đau nửa đầu không có dấu hiệu thoáng qua

2.2. Đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua

3. Một số dấu hiệu của đau nửa đầu mà bạn không nên bỏ qua

4. Các giai đoạn của đau nửa đầu

4.1. Giai đoạn triệu chứng mơ hồ

4.2. Giai đoạn hào quang

4.3. Giai đoạn tấn công

4.4. Giai đoạn sau cơn đau

5. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nửa đầu

6. Đau nửa đầu có nguy hiểm không?

7. Đối tượng dễ bị mắc chứng đau nửa đầu

8. Một số biện pháp giúp giảm đau nửa đầu

8.1. Châm cứu

8.2. Massage

8.3. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất

8.4. Hít thở sâu, tập thể dục đều đặn

8.5. Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

 

1. Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu bị đau đột ngột và dữ dội, đi kèm với đó là các triệu chứng buồn nôn, nôn, tê hoặc ngứa ran, cơ thể đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn một cách thái quá. Cơn đau nửa đầu thường kéo dài trong khoảng vài giờ, thậm chí là một vài ngày. Chứng đau nửa đầu thường có tính di truyền.

Đây là một bệnh lý thần kinh phổ biến rất thường gặp, có thể bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ hoặc khi đã trưởng thành. Phụ nữ có khả năng mắc phải tình trạng này nhiều hơn nam giới, nhất là phụ nữ trong độ tuổi 10 – 45, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

đau nửa đầu là gì

2. Đau nửa đầu có mấy dạng?

Đau nửa đầu gồm có 2 dạng là đau nửa đầu bên phải và đau nửa đầu bên trái, với tần suất xảy ra như nhau. Các loại đau nửa đầu phổ biến nhất là đau nửa đầu không có dấu hiệu thoáng qua và đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua.

2.1. Đau nửa đầu không có dấu hiệu thoáng qua

Tình trạng này thường khởi đầu bằng những triệu chứng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và vào ban đêm, ít khi xảy ra vào ban ngày.

Đặc điểm của tình trạng đau nửa đầu không có dấu hiệu thoáng qua là đau theo nhịp đập của mạch và đau nặng hơn khi cơ thể vận động, kèm với đó là cảm giác buồn nôn, cơn đau kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày và để lại một cảm giác ê ẩm trong đầu sau đó.

2.2. Đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua

Tình trạng đau nửa đầu có dấu hiệu thoáng qua thường bắt đầu với những triệu chứng thần kinh ở vỏ não và thùy não, kéo dài trong khoảng từ 5 - 20 phút, sau đó là cảm giác như kiến đốt, kim châm, yếu nửa người, khó khăn khi nói chuyện, mất khả năng phát âm… tình trạng này có thể kéo dài tới 60 phút, sau đó hồi phục hoàn toàn.

3. Một số dấu hiệu của đau nửa đầu mà bạn không nên bỏ qua

- Thiếu ngủ

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thức dậy với cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến của đau nửa đầu.

- Ngạt mũi

Khi bạn bị đau đầu, nhức xoang, kèm với đó là ngạt mũi và chảy nước mắt thì rất có thể bạn đang bị đau nửa đầu.

- Đau nhói ở đầu

Một trong những dấu hiệu điển hình của đau nửa đầu là đau nhói ở đầu, dấu hiệu này cảm nhận rất rõ ở bên đầu.

đau nhói ở đầu

- Đau mắt

Đau nửa đầu cũng có thể được biểu hiện qua tình trạng đau mắt. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với việc mắt bị căng thẳng. Thông thường, triệu chứng này sẽ không giảm ngay cả khi đã uống thuốc.

- Cứng gáy

Phần gáy hoặc phần sau cổ trở nên cương cứng, đau nhói cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy có thể cơn đau đầu bạn đang gặp phải là đau nửa đầu.

- Tê nhiều bộ phận trên cơ thể

Trước khi cơn đau nửa đầu tấn công, từ các ngón tay cho tới cánh tay cùng toàn bộ vùng cổ và mặt có thể bị tê hoặc có cảm giác kim châm.

- Nôn và buồn nôn

Đây là triệu chứng phổ biến của đau nửa đầu. Trên thực tế, tình trạng đau có thể trở nên tồi tệ khi nó đi kèm với nôn và buồn nôn.

- Sợ ánh sáng và tiếng ồn

Những người bị đau nửa đầu muốn trốn ở những nơi yên tĩnh và trong bóng tối. Ánh sáng và tiếng ồn có thể gây đau nửa đầu hoặc khiến cho tình trạng tồi tệ hơn.

- Mất lực ở cánh tay

Khi cánh tay bị yếu, không còn sức lực, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau nửa đầu. Ở nhiều người, tình trạng này có thể diễn ra ở cả 2 bên cơ thể.

- Chóng mặt

Có một dạng đau nửa đầu dẫn đến chóng mặt và hoa mắt, gây mất thăng bằng cho cơ thể.

chóng mặt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 20 – 30% người bị đau nửa đầu có các dấu hiệu bệnh có liên quan đến hình ảnh và cảm giác, đặc biệt là các vấn đề về thị giác. Trong nhiều trường hợp, đau nửa đầu có thể làm giảm thị giác, người bệnh sẽ có cảm giác như đang nhìn mọi vật thông qua một lớp kính mờ dày.

4. Các giai đoạn của đau nửa đầu

Một “hành trình” của bệnh đau nửa đầu thường phát triển qua 4 giai đoạn: giai đoạn triệu chứng mơ hồ, giai đoạn hào quang, giai đoạn tấn công và giai đoạn sau cơn đau. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng trải qua 4 giai đoạn này, và biểu hiện của các giai đoạn này ở mỗi người cũng không giống nhau.

các giai đoạn của đau nửa đầu

4.1. Giai đoạn triệu chứng mơ hồ

Giai đoạn này thường diễn ra 1-2 ngày trước khi bệnh đau nửa đầu phát tác, người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này, bao gồm:

- Táo bón

- Tâm trạng thất thường, từ trầm cảm sang hưng phấn

- Thèm ăn

- Cứng cổ

- Khát nhiều và đi tiểu nhiều

- Ngáp thường xuyên

4.2. Giai đoạn hào quang

Đối với một số người, giai đoạn hào quang có thể xảy ra trước hoặc trong khi bệnh đau nửa đầu diễn ra, do hệ thống thần kinh bị đảo ngược. Một số triệu chứng có thể kể đến ở giai đoạn này đó là:

- Hiện tượng thị giác, chẳng hạn như nhìn thấy nhiều hình dạng, điểm sáng hoặc tia sáng

- Mất thị lực

- Cảm giác kim châm ở một cánh tay hoặc chân

- Yếu hoặc tê ở mặt hoặc một bên của cơ thể

- Nói khó

- Nghe thấy tiếng ồn hoặc âm nhạc

- Không thể kiểm soát giật hoặc chuyển động khác

4.3. Giai đoạn tấn công

Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 72 giờ nếu không được điều trị. Tần suất xảy ra tình trạng này tùy vào thuộc vào thể trạng của mỗi người, từ hiếm khi xảy ra cho đến nhiều lần trong 1 tháng.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường cảm thấy:

- Đau nửa đầu bên trái phía trước, đau nửa đầu trái sau, đau thường ở một bên đầu, nhưng có thể ở cả hai bên

- Đau nhói hoặc cảm giác đầu giật giật

- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và đôi khi nhạy cảm với mùi và chạm vào vật gì đó

- Buồn nôn và nôn

4.4. Giai đoạn sau cơn đau

Sau cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, cơ thể mất đi sức đề kháng, mệt mỏi suốt một ngày và không làm được gì. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, một số ít người bệnh lại cảm thấy khoan khoái, khỏe khoắn một cách bất thường sau cơn đau nửa đầu.

giai đoạn sau cơn đau

5. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nửa đầu

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau nửa đầu vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên, dựa vào dấu hiệu của từng giai đoạn và tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi cơn đau nửa đầu diễn ra, có thể khẳng định cơn đau này có một số nguyên nhân điển hình sau gây ra:

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, sự biển động về lượng estrogen trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể gây ra đau đầu ở phụ nữ.

- Thuốc nội tiết tố, như thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone, có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy đau nửa đầu của họ xảy ra ít hơn khi dùng các loại thuốc này.

- Lạm dụng các loại đồ uống có chất kích thích, bao gồm rượu, đặc biệt là rượu vang và sử dụng quá nhiều caffeine.

- Thường xuyên ở trong tình trạng căng thăng.

- Do tác động của một số yếu tố kích thích như ánh sáng rực rỡ, chói lòa, ánh sáng mặt trời, âm thanh lớn, các mùi mạnh như nước hoa, sơn mỏng hơn và khói thuốc…

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều do thay đổi múi giờ xảy ra sau khi bay qua các quốc gia có múi giờ khác nhau.

- Các yếu tố thể lực như hoạt động quá sức, bao gồm cả hoạt động tình dục.

- Thời tiết thay đổi hoặc thay đổi áp suất khí quyển.

- Lạm dụng thuốc tránh thai và thuốc giãn mạch.

- Phụ gia có trong các loại thực phẩm, bao gồm chất tạo ngọt aspartame và bột ngọt.

6. Đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu gây ra những cơn đau đầu kéo dài làm bạn trở nên mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, căng thẳng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý, đảo lộn công việc. Nếu tự ý uống thuốc giảm đau có thể làm xuất hiện các tình trạng như viêm loét dạ dày, làm lạm dụng thuốc giảm đau.

Nghiêm trọng hơn, đau nửa đầu còn có thể dẫn đến trầm cảm, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột quỵ… một sốt còn bị biến chứng uy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.

7. Đối tượng dễ bị mắc chứng đau nửa đầu

Cơn đau ở nửa đầu phía sau không phải do bệnh lý thường xuất phát từ những hoạt động, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải triệu chứng này bao gồm:

- Người lao động, người phải mang vác nặng dẫn đến những chấn thương vùng cổ, vai, gáy.

- Nhân viên văn phòng, tài xế ngồi sai tư thế làm việc trong một khoảng thời gian quá lâu dẫn đến các cơ, xương, khớp kém linh hoạt, tăng nguy cơ mắc đau ở nửa đầu phía sau.

- Người già mất ngủ.

- Phụ nữ sau sinh, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố

8. Một số biện pháp giúp giảm đau nửa đầu

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng nên việc điều trị còn nhiều hạn chế, chủ yếu các phương pháp được đưa ra chỉ giúp giảm nhẹ và hạn chế việc bệnh tái phát.

8.1. Châm cứu

Là một biện pháp cho tác dụng nhanh chóng và có thể làm giảm tần suất các cơn đau nửa đầu bên phải hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cần độ chính xác tại vị trí châm kim ở các huyệt vùng đầu và phải áp dụng với nhiều phương pháp khác mới có thể điều trị dứt điểm.

8.2. Massage

Dù chưa có những nghiên cứu sâu nhưng lại cho hiệu quả rõ rệt. Nhiều người khi cơn đau xuất hiện sẽ ngay lập tức tự massage hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người khác để giảm cơn đau. Ngoài ra việc massage sẽ giúp cơ thể giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, tạo giấc ngủ sâu.

massage

8.3. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là B2 và Magie hay hợp chất Coenzyme Q10 có thể giúp bạn hạn chế các cơn đau nửa bên phải.

8.4. Hít thở sâu, tập thể dục đều đặn

Tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, đọc sách hay vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng cơ thể là những biện pháp thư giãn đầu óc đơn giản nhưng hữu hiệu mà nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân thực hiện.

8.5. Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, hạn chế các loại thực phẩm là thủ phạm gây ra cơn đau, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não cũng là cách để hạn chế tần suất cơn đau nửa đầu.