Nội dung

I. Tìm hiểu về mỡ máu cao 

II. Dấu hiệu nhận biết mỡ máu ở từng cấp độ  

III. Nguyên nhân nào dẫn đến mỡ máu tăng cao  

IV. Điều trị mỡ máu cao như thế nào?  

V. Sử dụng Advanced Cholesterol – xua tan nỗi lo mỡ máu cao 

I. TÌM HIỂU VỀ MỠ MÁU CAO

Trong thời đại khoa học phát triển, cuộc sống của người dân được nâng cao và cải thiện, do đó, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng thay đổi. Chính vì vậy, tỉ lệ người mắc căn bệnh mỡ máu tăng cao ngày càng phổ biến, không phân biệt đối tượng nào dù là già hay trẻ, béo hay gầy.

Vậy mỡ máu cao được hiểu chính xác theo khoa học là gì?

Mỡ máu cao hay còn được gọi là tình trạng rối loạn lipid máu. Khi lipid có sự thay đổi bất thường, chức năng/nồng độ của cholesterol, triglyceride trong máu cũng thay đổi. Hay có thể hiểu đơn giản là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn.

Hình ảnh mỡ trong máu

Các chỉ số đối với người bình thường là:

- Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .

- LDL - Cholesterol: < 3.3 mmol/L.

- Triglyceride: < 2.2 mmol/L.

- HDL - Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Bệnh mỡ máu cao thường được phân loại theo các chỉ số xét nghiệm mỡ máu: mức bình thường, mức ranh giới, mức nguy cơ cao và mức nguy cơ rất cao. Sau khi xét nghiệm, nếu cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL - cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu.

II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỠ MÁU Ở TỪNG CẤP ĐỘ

Triệu chứng của mỡ máu cao tuy rõ ràng nhưng cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Do đó người bệnh rất khó phân biệt và có biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu ở từng cấp độ, bạn cùng tham khảo nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết mỡ máu ở cấp độ 1

Ở cấp độ 1, người bệnh không có nhiều biểu hiện và biểu hiện rất nhẹ. Các triệu chứng thường gặp phải là đau đầu nhẹ, cơ thể hay mệt mỏi, rối loạn về tiêu hóa và tăng nhẹ, nhất là vòng 2. Khi làm xét nghiệm máu, các chỉ số máu như cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol xấu không có nhiều thay đổi và vẫn ở mức an toàn.

Ở giai đoạn này, người bệnh không được chủ quan vì bệnh có thể trở nặng hơn do thói quen sinh hoạt và ăn uống. Do đó, cần có những biện pháp để phòng ngừa và cải thiện chỉ số, vì đây là khoảng thời gian đưa chỉ số máu về bình thường.

2. Dấu hiệu ở cấp độ 2

So với cấp 1, ở cấp 2 những biểu hiện về mỡ máu đã rõ rệt hơn. Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ hơn: xuất hiện cơn đau thắt ngực không thường xuyên, có cảm giác khó chịu vùng ngực (bị đè nặng, bóp nghẹt, tức ngực…) kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Người bệnh cũng có một số dấu hiệu bất thường như là buồn nôn, vã mồ hôi tự nhiên, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt, thở ngắn, cơ thể mập nhưng sức lao động lại giảm sút, thường xuyên mệt mỏi... Khi có những biểu hiện như trên, người bệnh nên đi xét nghiệm chỉ số máu. Kết quả sau khi xét nghiệm, nếu chỉ số máu cao hơn mức bình thường thì bạn đã mắc mỡ máu độ 2.

Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng, mặc dù giai đoạn này khó điều trị hơn giai đoạn 1, nhưng khi kết hợp thay đổi lối sống và phác đồ điều trị, các chỉ số máu có thể trở lại mức an toàn.

3. Dấu hiệu ở cấp độ 3

Đây là giai đoạn tăng mạnh của các chỉ số mỡ máu. Ở giai đoạn này, cơ thể thường gặp phải nhiều biến chứng như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa, động mạch vành,… Những triệu chứng cụ thể đối với từng bệnh là:

Nhồi máu cơ tim

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của mỡ máu cao đó là nhồi máu cơ tim. Nó thường xảy ra đột ngột, nhanh và nguy hiểm. Bởi vì đột ngột như vậy nên khoảng 1/4 - 1/3 bệnh nhân tử trước khi đến bệnh viện. Trong vài giờ đầu, nếu tổn thương tim không thể phục hồi được thì sẽ dẫn đến tử vong. Hiện nay, tỉ lệ người chết do nhồi máu cơ tim ở Việt Nam tương đối cao, nhất là đối với những đối tượng đã lớn tuổi. Khi mắc, bệnh nhân thường gặp phải những triệu chứng là:

- Tim đập nhanh

- Tức ngực, cơ thể mệt mỏi

- Đau ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút hoặc biến mất và quay trở lại

 

- Khó thở, hay đổ mồ hôi lạnh

 

- Buồn nôn, nôn

 

- Đầu choáng váng/chóng mặt đột ngột

 

Hình ảnh nhồi amus cơ tim do mỡ máu cao

Tai biến mạch máu não

 

Một biến chứng nguy hiểm nữa của mỡ máu cao mà mọi người bệnh thường mắc phải, đó là bệnh tai biến. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm vì nó thể khiến người bệnh bị liệt nửa người, mất khả năng hoạt động và nguy hiểm hơn là tử vong. Những triệu chứng của bệnh là:

 

- Đột ngột bị tê và có cảm giác châm chích, yếu hoặc mất vận động mặt, tay, chân. Đặc biệt tình trạng này chỉ xảy ra ở 1 bên cơ thể.

 

- Khi mỉm cười, một bên mặt bị xệ

 

- Khó khăn khi duỗi và giơ tay

 

- Nói chuyện không rõ ràng, bị líu lưỡi/ngọng

 

- Đột ngột lú lẫn hoặc gặp vấn đề trong việc hiểu những câu đơn giản

 

- Việc đi lại hoặc giữ thăng bằng gặp khó khăn

 

-  Đau đầu dữ dội

 

- Có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu: nóng, đỏ và đau 1 vùng cụ thể trên cánh tay/chân.

 

- Thấy cánh tay/chân bị ảnh hưởng ngày càng cứng hơn và bạn không thể duỗi thẳng nó ra được (co cứng)

 

- Thấy dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu (sốt, tiểu đau, tiểu ra máu, đau thắt lưng).

 

Hình ảnh tai biến mạch máu não do mỡ máu cao

 

Bệnh động mạch vành

 

- Đau thắt ngực/cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức,... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.

 

-  Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác, có thể đau hoặc tức lan ra 1-2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

 

- Tự nhiên khó thở đi kèm với tức ngực

 

- Người bệnh hay bị vã mồ hôi, đau đầu, buồn nôn,...

 

- Một số trường hợp bị mệt lả, khó thở, buồn nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm...

 

Hình ảnh bệnh động mạch vành

 

Động mạch ngoại biên

Những người bị bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc cắt cụt chi cao hơn bình thường. Triệu chứng của bệnh này thường từ nhẹ đến nặng. Do đó, người bệnh nên hết sức lưu ý về những triệu chứng của nó như:

Biểu hiện nhẹ

- Hay chuột rút

- Người mệt mỏi

- Đau ở chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục

 

- Khó chịu ở chân và bàn chân

Biểu hiện nặng

- Da chân và bàn chân mỏng, xanh xao 

 

- Vết thương bị loét ở chân và bàn chân không lành hoặc lành chậm

 

- Đau chân không biến mất khi đã nghỉ ngơi

 

- Cảm giác bỏng rát ở trong ngón chân

 

- Móng chân dày

 

- Ngón chân, lông chân chuyển sang màu xanh

 

- Giảm nhiệt độ của chân hoặc ngón chân, so với chân kia.

 

 Bệnh động mạch ngoại biên

III. NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN MỠ MÁU TĂNG CAO

Bệnh mỡ máu không phải tự nhiên sinh ra mà là do quá trình sinh hoạt, ăn uống và tập luyện không điều độ. Dưới đây là những nguyên nhân tiêu biểu.

1. Ăn uống không khoa học

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mỡ máu cao. Theo nghiên cứu, những bệnh nhân mỡ máu cao thường sử dụng những loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, đồ ngọt,… Đặc biệt là người sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên.  Do đó, lượng chất béo nạp vào cơ thể hàng ngày cao quá mức quy định nên khiến máu không trung hòa hết nên nhiễm mỡ cao. Mức độ và thời gian mỡ máu tăng còn tùy vào chất béo loại gì, mức độ chuyển hóa nhanh hay chậm hoặc cơ thể tiêu hóa ra sao.

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ

2. Lười vận động

Một trong những nguyên nhân tiếp theo đó là do lười vận động. Khi cơ thể tiếp thụ năng lượng, ngoài sự hoạt động và chuyển hóa của các cơ quan trong cơ thể thì cần sự hoạt động nhất định để giải phóng. Khi lười vận động, nồng độ lipoprotein xấu tăng mạnh, nồng độ cholesterol tốt giảm đi. Vì vậy cơ thể rất dễ tăng cân, béo phì và mắc các bệnh về máu.

3. Do di truyền

Theo các chuyên gia khoa học, bệnh mỡ máu cao có thể bị di truyền từ ông bà, bố mẹ. Vấn đề gen và đột biến trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.

4. Do tuổi tác

Mặc dù đây là căn bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi, bất kỳ ai cũng cõ thể mắc phải. Tuy nhiên, tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc các bệnh về mỡ máu. Một thực trạng đáng báo động hiện nay người mắc bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa.

Tuổi tác cao rất dễ mắc bệnh mỡ máu cao

5. Căng thẳng, lo âu kéo dài

Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc các bệnh về mỡ máu. Khi gặp stress, nhiều người thường có xu hướng sử dụng đồ ngọt, đồ uống có cồn để giải tỏa áp lực.

Đặc biệt đại bộ phận nhân viên văn phòng thường gặp rất nhiều căng thẳng, áp lực trong công việc, ngồi nhiều một chỗ trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh về máu, trĩ, dạ dày,…

Bên cạnh những nguyên nhân trên, mỡ máu cao còn do một số nguyên nhân khác như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,… 

Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

IV. ĐIỀU TRỊ MỠ MÁU CAO NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh mỡ máu cao điều trị khó không? Chữa trị như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi vì các triệu chứng của bệnh khá giống so với các bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan và không thăm khám sớm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc điều trị. Do đó, người bệnh cần quan tâm theo dõi sức khỏe của mình hơn, đi khám định kỳ, xét nghiệm chỉ số máu thường xuyên để phát hiện sớm. Phát hiện được càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Nên làm gì khi mắc bệnh mỡ máu:

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

-  Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol thấp như: các sản phẩm từ đậu, rau xanh, thịt nạc thăn…

- Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ.

- Hạn chế ăn tối quá muộn hoặc ăn đêm, vì ban đêm các cơ quan trong quá trình đào thải chất độc, khi ăn đồ nhiều chất đạm, lượng cholesterol đọng trên thành động mạch sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch. 

- Hạn chế ăn các loại nội tạng động vật.

- Nên ăn nhạt

- Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm như gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô...

- Nên chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám định kỳ thường xuyên

- Tập luyện ít nhất một môn thể dục, thể thao. Luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày

- Luôn giữ chỉ số mỡ máu ở mức độ cho phép nếu đồng thời mắc những chứng bệnh như: tiểu đường, suy thận mạn tính, thiếu máu cơ tim…

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ.

- Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng.

 

Những thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao cần bổ sung vào thực đơn cho gia đình: yến mạch, hạt hạnh nhân, cá hồi, hạt lạc, táo, nấm hương, rau diếp cá, cần tây, súp lơn, thịt trắng, mướp đắng, giá đỗ, tỏi, trà xanh, gạo lứt, dầu oliu, trứng,…

 

 Những món ăn nên bổ sung khi bị máu nhiễm mỡ

 

V. SỬ DỤNG ADVANCED CHOLESTEROL - XUA TAN NỖI LO MỠ MÁU CAO

Được mệnh danh là “cứu tinh” của những người bị cholesterol cao, người có chỉ số mỡ máu triglyceride cao, Advanced cholesterol mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

- Giúp làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol có lợi;

- Giảm các nguy cơ mắc các bệnh do cholesterol trong máu cao gây ra như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, đột quỵ,...

- Giảm mỡ máu, chỉ số triglyceride trong máu;

- Hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên, điều hòa đường huyết, cải thiện lưu lượng máu;

- Làm chậm quá trình lão hóa cơ thể.

Vậy tại sao Advanced cholesterol lại được bác sĩ khuyên dùng, nhiều người tin tưởng như vậy? Là bởi trong sản phẩm này có chứa nhiều hoạt chất quý, là “khắc tinh” của mỡ máu, cụ thể:

- Chứa 40mg Niacin (Vitamin B3)

Niacin hay còn được biết đến là vitamin B3, đây là một vi chất quan trọng để các cơ quan có thể hoạt động bình thường. Tác dụng chính của chất này là làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu), tăng HDL cholesterol (cholesterol có lợi), cải thiện mức cholesterol ở những người không thể dung nạp statins, làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh do cholesterol trong máu cao gây ra, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường,…

- Phytosterol (Tổ hợp phytosterol độc quyền - Beta Sitosterol, Campesterol and Stigmasterol )

Phytosterol trong sản phẩm Advanced Cholesterol mang đến tác dụng ngăn cản sự hấp thu Cholesterol vào cơ thể. Phytosterol sẽ ức chế sự hấp thu cholesterol ở ruột và tăng thải trừ cholesterol ở mật, giúp giảm cholesterol trong máu một cách tự nhiên.

- 200mg Red Yeast Rice (Men gạo đỏ)

Trong men gạo đỏ có chứa monacolin K, được sử dụng như một loại Lovastatin tự nhiên trong điều trị mỡ máu cao. Ngoài tác dụng trên, men gạo đỏ còn góp phần giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa đột quỵ, ổn định tim mạch.

- 10mg Inositol Hexanicotinate giúp hạ nồng độ Lipid máu và giúp làm giãn mạch máu.

- 6.66mg Octacosanoi 7%: Mang đến tác dụng làm giảm nồng độ Lipid máu, ức chế quá trình tổng hợp Cholesterol của cơ thể.

Mỡ nhiễm máu

Đối tượng sử dụng

- Người bị cholesterol cao;

- Người có chỉ số mỡ máu triglyceride cao;

- Người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Hướng dẫn sử dụng

- Uống từ 2 viên/ngày, uống sau bữa ăn.

Sản phẩm Advanced cholesterol được sản xuất bởi Olympian Labs – thương hiệu uy tín, chất lượng hàng đầu tại Mỹ đang được đông đảo khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn cũng như chất lượng mà sản phẩm mang lại

Mỡ máu cao tuy là loại bệnh phổ biến nhưng lại hết sức nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, để đề phòng, kiểm soát và chữa trị căn bệnh này, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe, thăm khám kịp đúng định kỳ. Đặc biệt, nên thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc tư vấn, hãy để lại bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhé.