1. Đau đầu không ngủ được – căn bệnh 2 trong 1 mà ai cũng nên cảnh giác
Xã hội ngày càng hiện đại thì đồng nghĩa với những “mặt trái” của nó cũng tăng lên nhanh chóng, và bệnh đau đầu không ngủ được là một trong số đó. Đau đầu không ngủ được rất dễ dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ…
Các chuyên gia đánh giá đau đầu không ngủ được có vẻ không đơn giản là 1 chứng bệnh từ đau đầu dẫn đến mất ngủ mà nó bao gồm 2 bệnh đau đầu cộng mất ngủ tạo nên và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách đơn giản là đau đầu với các biểu hiện đau nửa đầu, đau nhức đầu, căng thẳng thần kinh, cơn đau có thể dồn dập hoặc ngắt quãng… gây khó chịu, từ đó khiến người bệnh trằn trọc, khó vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, sáng dậy mệt mỏi, nếu kéo dài sẽ đánh lên hồi chuông cảnh báo về căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng như nhiều bệnh tiềm ẩn khác. Một điều cần lưu ý nữa đó là đau đầu không ngủ được có khả năng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín nhốt người bệnh ở trong khi đau đầu dẫn đến mất ngủ và mất ngủ càng khiến tình trạng đau đầu thêm nghiêm trọng hơn.
Đau đầu không ngủ được – căn bệnh 2 trong 1 bao gồm cả đau đầu và mất ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đây không phải là suy đoán mà nó đã được nhiều nhà khoa học tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu mới đi đến kết luận chính thức. Cụ thể, năm 2011 các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Misouru (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ cũng như mối quan hệ giữa đau đầu và mất ngủ. Theo đó, một giấc ngủ thông thường được chia thành 2 chu kì là NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh và REM (Rapid Eye Movement: giấc ngủ mắt chuyển động nhanh). Thường giấc ngủ REM sẽ xuất hiện khoảng 70 – 90 phút sau khi ngủ. Cụ thể, trong giấc ngủ REM não sẽ hoạt động tích cực hơn, cơ thể thả lỏng, mắt chuyển động nhanh và các giấc mơ cũng bắt đầu xuất hiện. Có thể xem giấc ngủ REM góp phần tạo nên giá trị vốn có của giấc ngủ như tái tạo phục hồi các tế bào tổn thương cũng như sạc đầy pin cho cơ thể. Việc thiếu giấc ngủ REM có liên quan đến những cơn đau đầu dữ dội, làm tăng quá trình tạo protein trong cơ thể gây chứng đau đầu mãn tính, các protein này làm giảm ngưỡng đau và gây ra bệnh đau đầu kéo theo mất ngủ. Nếu kéo dài, không chỉ não bộ bị ảnh hưởng mà sức khoẻ cũng sa sút theo. Ngược lại, những cơn đau đầu, đau nửa đầu, căng thẳng, stress… là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ ở nhiều người hiện nay.
Tại Việt Nam, nghiên cứu và kinh nghiệm cá nhân của bác sĩ Đỗ Thu Hiền, người đã làm việc nhiều năm tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cũng chỉ rõ chứng đau đầu khó ngủ, mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng… thì hãy đến bác sĩ nhận lời khuyên và áp dụng liệu trình điều trị để tránh được nguy cơ mất ngủ kinh niên, suy nhược thần kinh, các bệnh liên quan đến não bộ, tim mạch…
Đau đầu không ngủ được có thể xảy ra với bất kì ai nên khi có những dấu hiệu ban đầu như đau nửa đầu, luôn cảm thấy dây thần kinh trong não căng ra, đau nơi thái dương… ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon vốn có của bạn, sáng ngủ dậy uể oải, vẫn còn buồn ngủ thì đừng chủ quan vì nó có thể dẫn đến bệnh đau đầu và mất ngủ kinh niên mà ngàn vạn lần bạn không nghĩ tới.
2. Đau đầu không ngủ được có đáng sợ như chúng ta nghĩ
Đau đầu không ngủ được dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi và có thể biến thành mất ngủ kinh niên nếu kéo dài, nhưng đó có phải tất cả. Trên thực tế, nó đáng sợ hơn chúng ta nghĩ khi là biểu hiện và cũng là tiền đề của nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
Các bệnh liên quan đến thần kinh
Mất trí nhớ, trầm cảm, mẫn cảm quá mức, rối loạn lo âu lan tỏa, stress, căng thẳng mệt mỏi, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, Alzheimer.… đều có một phần nguyên nhân từ bệnh đau đầu không ngủ được kéo dài. Một ví dụ dễ thấy nhất là sau 1 đêm mất ngủ, thiếu ngủ do đau đầu hay bất kì nguyên nhân nào khác thì sáng hôm sau tỉnh dậy, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu tập trung, luôn buồn ngủ… Vậy nên muốn trí não luôn trong trạng thái hoạt động minh mẫn nhất, hiệu suất công việc cao nhất thì đầu tiên, hãy chấm dứt tình trạng đau đầu không ngủ được trước.
Bệnh u não, ung thư não
Nếu cảm thấy đau đầu, các cơn đau xuất hiện với tần xuất dày đặc và lan rộng vùng ảnh hưởng hơn, không có dấu hiệu suy giảm dù đã sử dụng những phương pháp điều trị mất ngủ thì đó có thể là cảnh báo của cơ thể bạn về căn bệnh u não, ung thư não nguy hiểm. Nhiều người hay đánh đồng tuổi già, làm việc căng thẳng với đau đầu, mất ngủ và coi đó là bệnh lý thông thường mà ai cũng gặp, từ đó coi nhẹ hay âm thầm “sống chung”. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì đau đầu không ngủ được đâu chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng mà nó còn ảnh hưởng đến khả năng xử lý công việc, chất lượng sức khoẻ, cuộc sống… Có một cách để bạn xác định xem bản thân có nên đi khám hay không, đó là theo dõi, nếu tình trạng đau đầu không ngủ được xuất hiện dưới 1 tháng và tự hết khi các cơn đau đầu biến mất hoặc khi có được giấc ngủ ngon. Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài nhiều hơn 1 tháng, đặc biệt đau đầu dữ dội, dai dẳng thì hãy đến bác sĩ để được chụp CT, scan não, chụp cộng hưởng từ… để biết chính xác nguồn cơn của bệnh đau đầu và điều trị, ít nhất việc gặp bác sĩ cũng là cách để bạn ngăn chặn, phòng tránh các bệnh lý liên quan đến não bộ cũng như giấc ngủ.
Cảnh báo nhiều căn bệnh mãn tính
Lopus ban đỏ, tiểu đường, trào ngược dạ dày, thiểu năng tuần hoàn não… đều có biểu hiện ban đầu là những cơn đau đầu không ngủ được. Vậy nên, khi thấy bản thân có những biểu hiện của đau đầu, mất ngủ kéo dài trên 1 tháng hãy đến khám bác sĩ kết hợp kiểm tra sức khoẻ định kì 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chữa trị nhiều căn bệnh mãn tính trước khi quá muộn. Nếu may mắn, bạn không bị mắc các bệnh mãn tính nhưng việc thăm khám cũng là cách để bạn có được giấc ngủ ngon, sức khoẻ đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống… Vì thế, đừng chủ quan và cũng đừng âm thầm chịu đựng.
Viêm xoang
Các chuyên gia sức khoẻ đã chỉ ra rằng, xấp xỉ 90% những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang đều gặp phải tình trạng đau nửa đầu, đau đầu không ngủ được, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn. Về lâu dài, nếu không có biện pháp điều trị thì không chỉ người bệnh mắc viêm xoang mãn tính mà còn đi kèm là căn bệnh mất ngủ mãn tính “ăn mòn” sức khoẻ âm thầm. Bệnh viêm xoang gây đau đầu dai dẳng cần ngăn chặn bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh đặc trị. Một khi viêm xoang được chặn lại, các cơn đau đầu không ngủ được cũng từ đó mà biến mất để bạn lại có giấc ngủ ngon như ban đầu.
Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não) là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, tác động không nhỏ đến sức khoẻ, tâm trạng và cuộc sống của người bệnh. Từ căn bệnh đau nửa đầu Migraine, nó có thể biến thành đau đầu mãn tính và mất ngủ mãn tính nếu không chữa trị kịp thời. Tin vui là căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ thể đặc biệt như Migraine có biến chứng thần kinh. Theo các chuyên gia, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu Migraine cao hơn nam giới và thường gặp ở độ tuổi dưới 45 nên những đối tượng này cần hết sức chú ý từ những cơn đau đầu nhỏ nhất.
Cơ thể thiếu chất
Đau đầu không ngủ được rất có thể là cảnh báo của tình trạng cơ thể thiếu chất, đặc biệt là sắt và canxi. Vì thiếu sắt dẫn đến thiếu máu nói chung khiến quá trình tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, bao gồm cả não bộ gây ra chứng đau đầu, thiểu năng tuần hoàn máu. Còn canxi là vi chất tham gia vào quá trình điều hoà thần kinh, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon. Vậy nên, nếu đau đầu không ngủ được thì bạn cũng đừng loại bỏ nguyên nhân cơ thể đang thiếu dinh dưỡng, từ đó xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cơ thể tràn đầy năng lượng. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp ăn uống hợp lý mà tình trạng đau đầu không ngủ được vẫn tiếp diễn, lúc đó đến bác sĩ là cách chính xác nhất để biết được vấn đề bạn đang gặp phải.
Các bệnh liên quan đến tim mạch
Đau nửa đầu, đau đầu với các triệu chứng điển hình như đau dữ dội, buồn nôn, nhạy cả… dẫn đến không ngủ được và là tiền đề của hàng loạt vấn đề về tim mạch. Một nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa đau đầu với sức khoẻ tim mạch. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của khoảng 51.000 người ở Đan Mạch bị đau nửa đầu và khoảng 510.000 người không mắc bệnh này. Những người trong nhóm đau nửa đầu được chẩn đoán bệnh trung bình khi họ 35 tuổi và 71% trong số họ là phụ nữ. Sau 19 năm theo dõi, nghiên cứu xác định rằng những người bị chứng đau nửa đầu có nguy cơ đau tim tăng gấp 1,5 lần và tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ so với những người không bị đau đầu. Bên cạnh đó, những người bị chứng đau nửa đầu, nguy cơ hình thành cục máu đông cao gấp 1,6 lần và nguy cơ rung nhĩ cao hơn 1,3 lần so với những người không bị đau nửa đầu.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa đau đầu mà các bệnh tim mạch, không những thế, việc đau đầu không ngủ được kéo dài còn tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, đặc biệt là phụ nữ. Và đây không phải là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối “ác duyên” giữa đau đầu không ngủ được và các bệnh liên quan đến tim mạch, do đó nếu muốn phòng tránh các bệnh tim mạch thì trước tiên, hãy luôn đảm bảo giấc ngủ của bạn được trọn vẹn.
Suy giảm nội tiết tố
Suy giảm nội tiết tố là hiện tượng sinh lý diễn ra ở cả nam giới và phụ nữ, trong đó tỷ lệ phụ nữ suy giảm nội tiết tố bị đau đầu không ngủ được cao hơn nam giới, đi kèm đó là các biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, bốc hoả, mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vậy nên nếu qua tuổi 40 mà luôn cảm thấy bản thân đau đầu mất ngủ thì hãy kiểm tra xem nguyên nhân có phải đến từ thay đổi, rối loạn, suy giảm nội tiết tố không?
3. Phương pháp điều trị đau đầu không ngủ được đơn giản, không cần dùng thuốc
3.1 Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học
Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh luôn được khuyên thực hiện trong mọi trường hợp và đối với nhiều bệnh. Tuỳ những bệnh khác nhau lại có những nhóm thực phẩm tốt cho bệnh, đối với đau đầu không ngủ được cũng vậy, người bệnh nên kết hợp sử dụng cả hai nhóm thực phẩm, một dành cho bệnh đau đầu và một cho bệnh mất ngủ để nhân đôi tác động, vì suy cho cùng 2 bệnh trên tuy 2 mà một, giải quyết được 1 vế thì vế bệnh kia cũng nhờ đó mà suy giảm, cải thiện.
Nhóm thực phẩm dành cho người đau đầu
- Thực phẩm giàu vitamin B2: Nhóm vitamin B2 có tác dụng giúp giảm tần suất chứng đau nửa đầu, có thể kể đến quả bơ, cá hồi, dưa hấu, quả sung, rau lá xanh (súp lơ, cải bina..), sữa chua, nước chanh, quả óc chó, hạnh nhân…
- Đồ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate và protein có thể giảm đau, ngăn ngừa rối loạn thần kinh như các loại cá béo, thịt bò, trứng, thịt gà, hành tây, súp lơ, cà tím, dưa leo, măng tây, đậu, nấm, dâu tây…
- Các chất điện giải: Chất điện giải thực ra các các khoáng chất, như natri, kali, clo, magie, canxi, phosphate, bicarbonate, có thể hòa tan trong các dịch cơ thể, tạo ra các ion tích điện, giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Người bị đau đầu có thể tăng cường thêm khoai tây, trái bơ, rau bina, khoai lang, nấm, các loại đậu và các loại vitamin/khoáng chất… để cải thiện.
Nhóm thực phẩm giúp ngủ ngon
- Nhóm thực phẩm giàu Trynophan: Trynophan đã được ghi nhận là thành phần thiết yếu của nhiều hoạt động duy trì sự sống của con người như tham gia vào cấu trúc Enzyme, Protein, kích thích sản sinh Serotonin, Melatonin… cũng như các chất dẫn truyền thần kinh khác để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cảm xúc, mất ngủ, căng thẳng thần kinh… Đồng thời cũng giữ vai trò trung gian giúp kiểm soát cảm xúc và giấc ngủ. Những thực phẩm giàu Trynophan phải kể đến thị gia cầm, trứng, các loại cá béo, các loại đậu…
- Nhóm thực phẩm giàu Canxi: Các loại hải sản, thuỷ sản như cua, ốc, các loại đậu, rau lá xanh, sữa và chế phẩm từ sữa, óc chó, khoai lang… là những thực phẩm giàu canxi giúp xây dựng hệ xương, răng và là vi chất cần thiết cho hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Nhóm thực phẩm giàu Magie: Magie đóng vai trò tích cực trong việc tạo giấc ngủ êm ái. Khoáng chất này hoạt động mạnh mẽ ở nhiều giai đoạn, giúp vận chuyển protein và chuyển hoá chúng thành chất có lợi cho việc ngủ nghỉ. Những thực phẩm giàu Magie tốt cho giấc ngủ gồm quả bơ, quả chuối, ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia…
- Nhóm thực phẩm giàu Melatonin: Melatonin là một loại hormone do tuyến yên sản sinh ra. Nó không chỉ kiểm soát chu kỳ sinh học (ngủ & thức) của bạn, mà nó còn chịu trách nhiệm điều hòa các loại hormone khác nữa. Nếu bị mất ngủ, đau đầu không ngủ được hãy tích cực thêm dứa, chuối, cam, bột yến mạch, ngô, cơm, khoai tây, lúa mạch… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh việc sử dụng những thực phẩm tốt cho đau đầu, mất ngủ thì người bệnh đau đầu không ngủ được cũng nên tránh những thực phẩm là “kẻ thù” của giấc ngủ như đồ uống chứa cồn, caffein, đồ ăn nhanh, chiên rán, dầu mỡ…
3.2 Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao
Các nghiên cứu đã chỉ ra, dù chỉ vận động 15 - 30 phút mỗi ngày cũng giúp các cơ quan trong cơ thể được “mệt”, tiết mồ hôi thải độc cho cơ thể, từ đó giúp có giấc ngủ ngon hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tần suất và cường độ của các cơn đau đầu. Khi tập thể dục sẽ giúp cơ thể giải phóng nhiều hormon endorphins, được xem là liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng và bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, như vậy sẽ loại bỏ đồng thời cả chứng đau đầu không ngủ được nói chung và từng bệnh đau đầu, mất ngủ nói riêng.
3.3 Bổ sung Melatonin cho cơ thể
Như vừa đề cập ở trên, Melatonin là một loại hormone do tuyến yên sản sinh ra, giúp kiểm soát chu kỳ sinh học (ngủ & thức) của cơ thể và suy giảm Melatonin chính là một trong những nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ. Thêm vào đó, đau đầu không ngủ được tuy 2 mà 1, chỉ cần loại bỏ được 1 trong 2 vế bệnh có thể tác động để làm biến mất vế bệnh còn lại, đồng nghĩa giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ là “liều thuốc” tự nhiên nhất để loại bỏ đau đầu khó chịu, đau đầu không ngủ được.
Xin khẳng định những sản phẩm bổ sung Melatonin không phải là thuốc, không phải là sản phẩm an thần vì nó tác động theo cách hoàn toàn khác, không gây phụ thuộc, không tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Khi vào cơ thể, Melatonin ngoại sinh sẽ vừa kết hợp vừa kích thích Melatonin nội sinh của cơ thể (đã bị suy giảm vì bất kì nguyên nhân nào) để mang đến cho người dùng giấc ngủ chất lượng đúng nghĩa, sáng dậy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.
Đặc biệt, sử dụng Melatonin không hề gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài, là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân đau đầu mất ngủ mãn tính. Theo nghiên cứu được đăng trên WebMD (Trang truy vấn thông tin sức khỏe số 1 tại Mỹ về lượng người dùng), Melatonin có thể dùng 6 tháng liên tục vẫn an toàn với người sử dụng và không gây lệ thuộc.
Link: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-940/melatonin
Theo đó, Olympian Labs Melatonin 1mg là sản phẩm bổ sung Melatonin được khuyên dùng hàng đầu hiện nay. Thứ nhất, sản phẩm đến từ thương hiệu Olympian Labs số 1 tại Mỹ về dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị, giúp người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Thứ hai, Olympian Labs Melatonin 1mg có chiết xuất thực vật tự nhiên được điều chế dưới dạng nước dễ hấp thụ nhất (so với các sản phẩm khác trên thị trường ở dạng viên nén, viên nang), nhờ đó đem đến hiệu quả nhanh chóng, tích cực. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Laura Palagini cùng các đồng nghiệp được tăng tải trên dược thư quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) chứng minh hiệu quả của liều dùng Melatonin dạng hấp thụ nhanh 1mg (dạng nước) trong việc giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn ở những người tham gia nghiên cứu.
Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34177671/
Chính vì thế, sử dụng Olympian Labs Melatonin 1mg là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đau đầu không ngủ được, giúp người bệnh lấy lại sức khoẻ, năng lượng… từ giấc ngủ chất lượng.