Nội dung

1. Các bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hay quên

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên

3. Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu

4. Các mẹo phòng ngừa đau nửa đầu

5. Ginkgo Biloba – Kiểm soát bệnh đau nửa đầu bằng các loại dược liệu quý

 

1. Các bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hay quên

Các bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hay quên

Các bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hay quên.

Có thể kể đến một số bệnh như: Rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, bệnh đau đầu vận mạch, … Trong đó bệnh đau đầu vận mạch (thường gọi là đau nửa đầu) là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên.

Nguyên nhân gây bệnh đau đầu vận mạch (đau nửa đầu) là do sự co thắt của mạch máu ở vùng sọ não và vùng đầu. Sự co giãn bất thường của mạch máu não khiến các cơn đau theo nhịp mạch đập. Bệnh đau nửa đầu vận mạch thường dẫn đến đau đầu, mờ mắt, hoa mắt, hay quên tinh thần mệt mỏi,…Bên cạnh đó tình trạng thiếu máu tạm thời còn khiến người bệnh giảm khả năng tập trung, dẫn đến hay quên và gặp khó khăn trong việc lưu giữ các thông tin mới.

Điều đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn nam giới rất nhiều. Trong đó nữ giới làm việc nơi công sở chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh cũng thường diễn ra vào giai đoạn dưới 45 tuổi. Qua một cuộc khảo sát của Viện Hàn lâm Thần kinh học Mỹ cho thấy cứ khoảng 20 phụ nữ dưới tuổi 45 là sẽ có một người mắc các triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt, hay quên.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên

Chế độ ăn uống không hợp lý: Là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu vận mạch. Bệnh có thể dễ bị kích hoạt bởi một số loại thực phẩm, chủ yếu là các loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, bột ngọt,… Ngoài ra, nhiều loại đồ ăn có vị ngọt như pho mát, chocolate,… cũng có khả năng gây ra chứng đau đầu chóng mặt, hay quên.

Chế độ ăn uống không hợp lý là tác nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên.

Chế độ ăn uống không hợp lý là tác nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên.

Nội tiết tố nữ có sự thay đổi: Sự biến động của nồng độ estrogen có thể gây các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu. Đặc biệt, đối với người từng có tiền sử bệnh đau nửa đầu nói rằng các cơn đau thường xuất hiện vào những ngày trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, khi đó thời điểm nồng độ estrogen có sự thay đổi. Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện trong thời gian mang thai, sau thời kỳ mãn kinh và với cường độ mạnh hơn.

Người thường xuyên căng thẳng, lo âu: Những người chịu nhiều stress từ nhiều khía cạnh của cuộc sống như: công việc, tài chính, gia đình,…thường muộn phiền, lo âu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Môi trường bên ngoài tác động: Một số tác động từ môi trường bên ngoài như đèn, mặt trời nắng gắt, âm thanh quá lớn, hay mùi nồng, mùi bất thường (ngay cả mùi thơm)… cũng có thể dẫn đến bệnh đau nửa đầu, về lâu dài sẽ xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu hay quên.

Giấc ngủ: Là nguyên nhân ít người có thể ngờ đến đó chính là sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, khả năng tập trung kém, hay quên,… Ngoài ra, việc thường xuyên thay đổi múi giờ, gây xáo trộn cơ chế sinh học trong cơ thể, dẫn đến khó ngủ, ngủ lệch giờ cũng là nguyên nhân đau nửa đầu.

3. Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu

Đau đầu: Khi mắc bệnh người bệnh thường bị đau nhức một bên đầu, có khi đau cả hai bên đầu và thường kèm tình trạng nhói, nhức.

Hay quên: Người bệnh thường không nhớ những gì mình vừa làm, quên trước quên sau. Khả năng ghi nhớ những thông tin mới cũng bị kém. Đồng thời, khả năng tập trung cũng giảm đi.

Hoa mắt, chóng mặt: Là dấu hiệu phổ biến nhất. Người bệnh sẽ nhìn thấy một thứ ánh sáng lập lòe, hoặc đốm sáng. Dấu hiệu sẽ kéo dài từ khoảng 5 phút - 1 giờ trước khi cơn đau đầu xuất hiện.

4. Các mẹo phòng ngừa đau nửa đầu

4.1. Tránh nơi ồn ào và có ánh sáng chói

Tiếng động, ồn ào lớn hay đèn nhấp nháy sẽ kích thích các giác quan, dẫn đến chứng đau nhức nửa đầu. Do đó, người bệnh nên hạn chế: lái xe vào buổi tối, xem phim ở rạp, tụ tập nơi đông người, ra đường vào thời điểm nắng gắt, điều chỉnh ánh sáng và âm thanh của các thiết bị điện tử sao cho phù hợp.

 

Làm việc và học tập ở nơi có ánh sáng phù hợp.

Làm việc và học tập ở nơi có ánh sáng phù hợp.

4.2. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Hạn chế các loại thực phẩm có khả năng góp phần dẫn đến cơn đau nhức nửa đầu như: Sô cô la, rượu vang đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ ngọt, phô mai…

4.3. Viết nhật ký tình trạng bệnh

Ghi lại những lần cơn đau phát tác để xác định nguyên nhân gây nên các cơn đau này. Từ đó chủ động phòng ngừa.

4.4. Chú ý tới những thời điểm thay đổi hormone

Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên cẩn thận với chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục trong khoảng thời gian thay đổi hormone. Những lưu ý nhỏ như theo dõi vòng kinh nguyệt để chủ động có biện pháp nhằm giảm bớt triệu chứng cũng như cường độ của cơn đau nhức nửa đầu.

4.5. Chú ý khi thời tiết thay đổi bất thường

Độ ẩm và nhiệt độ cao có nguy cơ kích thích tình trạng đau đầu này nghiêm trọng hơn. Khi thời tiết chuyển biến xấu,người bệnh nên tìm không gian thoải mái giúp giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết đối với chứng đau nửa đầu.

Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu.

Thời tiết thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu.

4.6. Giờ giấc sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh hạn chế đau đầu, đau nửa đầu bằng cách ăn ngủ đúng giờ và bổ sung đủ nước cho cơ thể

4.7. Tập thể dục

Người bệnh không nên lựa chọn các bài tập mạnh thúc tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể màn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như yoga, thể dục nhịp điệu hoặc thái cực quyền.

Thiền là bài tập đơn giản nhưng giúp ngăn chặn hoặc giảm nhẹ đau đầu.

Thiền là bài tập đơn giản nhưng giúp ngăn chặn hoặc giảm nhẹ đau đầu.

Bệnh đau nửa đầu hay quên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi thấy có các dấu hiệu này người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để hỏi ý kiến của các y bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm thuốc có thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng phòng ngừa và đẩy lùi chứng đau nửa đầu hay quên. Các loại thảo dược được các nhà khoa học trên thế giới khuyên dùng để kiểm soát tình trạng đau nửa đầu như: Feverfew, Ginkgo biloba, …

5. Ginkgo Biloba – Kiểm soát bệnh đau nửa đầu bằng các loại dược liệu quý

Nguồn nguyên liệu quý và công nghệ sản xuất hiện đại quyết định chất lượng của Ginkgo Biloba.

Nguồn nguyên liệu quý và công nghệ sản xuất hiện đại quyết định chất lượng của Ginkgo Biloba.

Hiệu quả Ginkgo biloba đến từ sự kết hợp lý tưởng giữa các thảo dược quý hiếm cùng công nghệ sản xuất hiện đại với tỷ lệ chiết xuất chuẩn theo tiêu chuẩn khoa học đạt mức cao nhất của USA: 24% Flavone Glycosides và 6% Terpene Lactones, có khả năng chống oxy hóa giúp lưu thông và duy trì tuần hoàn máu lên não. Ngoài ra, Terpene Lactones trong sản phẩm chiếm tỷ lệ chiết xuất 6% - một tỷ lệ đạt chuẩn khoa học và cao nhất so với tất cả các sản phẩm khác trên thị trường.

Chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu bằng đường hàng không, được sản xuất bởi công ty Olympian Labs Hoa Kỳ và được nghiên cứu bởi đội ngũ y, bác sỹ giàu kinh nghiệm nên chất lượng sản phẩm luôn ở mức tối đa.

Bằng các công trình nghiên cứu công phu, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng vượt trội của thảo dược này trong việc làm giảm rõ rệt mức độ trầm trọng, cũng như thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện các cơn đau. Vì vậy, sử dụng Ginkgo biloba  được coi là cách chữa chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY