Nội dung

1. Tai biến mạch máu não là như thế nào?

2. Phân loại tai biến mạch máu não

3. Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não

4. Di chứng sau tai biến mạch máu não

5. Cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

6. Biện pháp phòng tránh để không gặp phải tai biến mạch máu não

1. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Tai biến mạch máu não (hay còn được gọi là đột quỵ) là một dạng tổn thương xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc bị tắc ở một đoạn nào đó làm dán đoạn quá trình lưu thông máu ở não. Lưu thông máu bị dán đoạn, đồng nghĩ với việc một khi vực hoặc toàn bộ não bộ không được cung cấp đủ oxy do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến tế bào não chết nhanh. Vì thế, các cơn đột quỵ xảy ra không được cấp cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

2. PHÂN LOẠI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ

Hay còn gọi là nhồi máu não, loại này chiếm đến 87% cố ca mắc trong tổng số trường hợp tai biến. Tai biến mạch máu não do thiếu máu xảy ra khi một vùng não không được cấp máu do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

Tai biến mạch máu não do xuất huyết não

Loại này chiếm tỉ lệ ít hơn khoảng hơn 10% trong tổng số ca tai biến. Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, chèn ép và gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Hay còn gọi là cơn đột quỵ nhỏ (ministroke), loại này ít gặp nhất, thường không nguy hiểm và ít để lại biến chứng nghiêm trọng. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi sự lưu thông máu đến một phần của não không đủ trong một khoảng thời gian ngắn. Thường não sẽ hoạt động bình thường trở lại khi nhận đủ lượng máu cung cấp.

3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não được phân làm 2 nhánh, một là các yếu tố tự nhiên và hai là những yếu tố bệnh lý. Cụ thể như sau:

Các yếu tố tự nhiên

- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ não. Tuy nhiên, theo thống kê từ hồ sơ bệnh án những người già có tỉ lệ đột quỵ não cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, tỉ lệ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường.

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ não cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố bệnh lý

- Tiền sử đột quỵ: Những người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

- Bệnh tim mạch: Những người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ não cao hơn người bình thường. Đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch và mạch máu nhỏ.

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, tăng huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

- Mỡ máu: Khi nồng độ Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành mảng bám (vật cản) gây tắc nghẽn mạch máu não.

- Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

- Thừa cân, béo phì: Những người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ bị đột quỵ não.

- Đau đầu: Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% những người bị đột quỵ có liên quan trực tiếp đến tình trạng đau đầu. Kết quả này cho thấy đau đầu ít nhiều có liên quan đến đột quỵ.

- Mất ngủ: Theo các chuyên gia tại ĐH Y khoa Icahn (ISM), ngủ dưới 5 giờ/ngày, có nguy cơ đột quỵ cao hơn đến 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ ngày. Do đó, mất ngủ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khởi phát tai biến mạch máu não.

- Lối sống không lành mạnh: Những người có thói quen ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất, lười vận động, và đặc biệt là dùng các chất kích thích (bia rượi, thuốc lá, ma túy…) có thể nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn bình thường.

4. DI CHỨNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tai biến mạch máu não trong trường hợp được chuẩn đoán và cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được tối đa di chứng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp tai biến hiện nay đều chỉ được phát hiện ra khi đã xảy ra và vấn đề cấp cứu chỉ được thực hiện sau đó. Việc phát hiện muộn, cấp cứu muộn các bệnh nhân tai biến mạch máu não thương sẽ phải đối mặt với những di chứng sau:

- Liệt, liệt nửa người hoặc mất vận động cơ bắp: Người bệnh có thể bị tê liệt ở một bên cơ thể hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định, chẳng hạn như những người ở một bên mặt hoặc một cánh tay.

- Khó nói hoặc nuốt: Tai biến mạch máu não có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng, khiến người bệnh khó nói chuyện rõ ràng, khó nuốt hoặc ăn. Ngoài ra, có thể gặp khó khăn với ngôn ngữ, bao gồm nói hoặc hiểu lời nói, đọc hoặc viết.

- Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn: Nhiều người bị đột quỵ não có thể kèm theo mất trí nhớ hoặc có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra phán xét, lý luận và hiểu nhầm các ý nghĩa về câu chữ.

- Vấn đề về cảm xúc: Những người bị tai biến mạch máu não có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc hoặc nghiêm trọng có thể bị trầm cảm.

- Đau đớn: Đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ não. Ví dụ, nếu tai biến mạch máu não làm mất cảm giác ở cánh tay trái, người bệnh có thể phát triển cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.

- Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ (cực lạnh): Biến chứng này được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường phát triển vài tuần sau đột quỵ não và nó có thể cải thiện theo thời gian.

- Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc: Những người đã bị tai biến mạch máu não có thể trở nên thu mình hơn và ít giao tiếp hơn hoặc bốc đồng hơn. Rất nhiều trường hợp cần được giúp đỡ với việc sinh hoạt và công việc hàng ngày.

- Biến chứng kép do di chứng liệt nửa người gây ra: Liệt không cử động được hoặc cử động hạn chế, từ đó dễ đưa đến nhiều biến chứng như: Loét do nằm lâu, viêm phổi, trật khớp vai, teo cơ, loãng xương do không vận động, co rút cơ dẫn đến cứng khớp, thường gặp ở khớp khuỷu, gối, cổ tay, cổ chân, các ngón tay, tình trạng gối duỗi quá, mất hoặc giảm cảm giác, tình trạng liệt mặt kéo dài ảnh hưởng chức năng ăn và uống, rối loạn ngôn ngữ...

5. CÁCH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh sẽ gặp phải không ít di chứng ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Giúp người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường, giảm thiểu tình trạng suy giảm chức năng cần thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến. Thời gian đầu, công tác phục hồi chức năng này sẽ được thực hiện tại viện với các bác sĩ chuyên khoa cùng hệ thống máy móc hộ trợ. Sau một thời gian ổn định, người bệnh sẽ được về nhà và tự thực hiện các bài tập tự phục hồi chức năng vận động cơ bản sau tai biến tại nhà như sau:

- Tập lăn trở mình phòng loét do tỳ đè

Lăn sang bên liệt: Bằng cách nâng tay và chân lành lên, đưa chân và tay lành về phía bên liệt, xoay thân mình sang bên liệt.

Lăn sang bên lành: Bằng cách cài tay lành vào tay liệt, giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

- Tập ngồi dậy

Ngồi dậy với tư thế nằm ngửa: người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, một tay người bệnh bám vào tay người hỗ trợ, tay còn lại quàng vào vai người hỗ trợ, người hỗ trợ đỡ người bệnh từ từ ngồi dậy.

Ngồi dậy khi cơ thể đã có thể tự trở mình tay có lực: Một tay người hỗ trợ nằm lấy tay người bệnh, một tay quàng lên vai người bệnh, tay còn lại của người bệnh đẩy xuống gường kết hợp lực người hỗ trợ kéo người bệnh ngồi dậy.

- Tập đứng và tư thế đứng

Tập đứng trong thanh song song: Hỗ trợ đua người bệnh đứng vao bên trong thanh song song, 2 tay năm lấy 2 thanh song song, dùng lực của cánh tay đỡ cơ thể hỗ trợ chân trụ vững trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai tiếp xúc với mặt sàn nhà. Thời gian đầu có thể người thân cần hỗ trợ đỡ cơ thể người khi tay còn yếu. đến khu đứng vững thì để người bệnh tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần

- Bài tập với chân

Bài tập chân: Ngồi thẳng trên ghế, cố gắng đưa chân trái lên song song với sàn nhà rồi từ từ hạ xuống, sau đó đến chân phải và tuần tự lặp đi lặp lại với 2 chân như vậy với 10 lần mỗi bên.

Bài tập co gối: Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân rồi từ từ co một chân lên, có thể dùng 2 tay giữ đầu gối và kéo chân này về phía ngực nếu chân chưa đủ lực tự nhấc lên. Giữ như thế từ 5-10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, làm tương tự với chân còn lại. Mỗi chân tập động tác này từ 10-15 lần

- Bài tập với tay

Bài tập cánh tay: Bài tập này tương tự như việc nâng tạ đơn, tuy nhiên ban đầu nên tập với tay không sau đó mới tăng dần trong lượng của mà người bệnh cầm.

Bài tập cổ tay: Cầm một chai nước bên tay liệt, sử dụng cổ tay nâng lên và hạ xuống chai nước, lặp lại động tác này 10 lần.

- Bài tập với vai gáy và vận động người

Bài tập vai: Đặt một chai nước hoặc bất kỳ vật nào đó trên bàn, cố gắng duỗi thẳng hết mức cánh tay bên tay liệt để với lấy chai nước. Thực hiện động tác 5 lần, mỗi lần để chai nước cách xa thêm một chút.

Bài tập xoay người: Ngồi thẳng, đặt tay phải vào phía bên ngoài đùi trái sau đó nhẹ nhàng xoay người sang trái, trở lại tư thế bình thường và làm tương tự với bên phải, mỗi bên 15 lần.

Tùy vào mức độ tai biến nặng hay nhẹ cũng như khả năng phục hồi sau tai biến của mỗi người, thời gian và hiệu quả thực tế khi áp dụng những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến sẽ khác nhau. Trong thời gian tự tập luyện khôi phục chức năng vận động ở nhà, người bệnh cần xắp xếp các buổi đến viện để được bác sĩ kiểm tra hiệu quả và các chỉ số sức khỏe đi kèm. Bên cạnh các bài tập, người bệnh sẽ được kê những đơn thuốc cần sử dụng trong giai đoạn này để có được kết quả tốt nhất.

Phục hồi chức năng sau tai biến, chi phí cho điều trị y tế và phục hồi chức năng, thuốc không hề ít tiền, con số có thể đạt đến ngưỡng khiến nhiều người bệnh khó có thể tri trả. Do đó, nếu chưa từng hoặc đã từng gặp tai biến mạch máu não rồi nhưng ở mức độ nhẹ vẫn có thể quay lại cuộc sống hoạt động thường ngày hãy chủ động phòng tránh.

6. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ĐỂ KHÔNG GẶP PHẢI TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Để phòng tránh tai biến mạch máu não một cách tốt nhất, cần kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ (nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não như đã kể trên là: Tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, đau đầu, mất ngủ… bằng cách:

- Điều trị tích cực bệnh huyết áp cao và tiểu đường nếu mắc phải để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não.

- Cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ bởi nhiều lý do, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng, nên ngủ vào buổi tối tránh thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể.

- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt tránh dung nạp nhiều chất béo ngăn ngừa béo phì, thường thì mỗi tuần nên ăn không quá 300-500g thịt đỏ, nên ăn 100-300g trái cây, ray củ/ ngày….

- Hạn chế đến mức tối đa bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác bởi chúng không chỉ là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não mà là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

- Hãy tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tuần hoàn máu não tốt và đốt cháy mỡ thừa mỗi ngày.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể để có những phương pháp xử lý kịp thời.

- Đặc biệt với những gia đình có người lớn tuổi hãy trông chừng cần thận, nhất là vào khoảng thời gian 5-8 giờ sáng, thời điểm có nhiều người già bị đột quỵ nhất hiện nay.

Ngoài ra, để chủ động đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ cao trong trường hợp không thể đáp ứng đủ các yếu tố nguyên nhân trên, đại đa số mọi người sẽ tìm đến Alpha Brain. Đây là một sản phẩm có khả năng chặn đứng nguy cơ đột quỵ nhờ cơ chế chủ động bổ sung các chất có tác dụng chống Oxy hóa mạnh, giúp chống lại các gốc tự do như Flavone glycosides, Terpene lactones, Anpha lipoic acid, 6-gingerol, Vitamin C và Caroten từ đó giúp bảo vệ thành mạch tránh hình thành mảng xơ vữa, kiểm soát tình trạng thiếu máu lên não, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây đột quỵ.

Ngoài tác dụng chặn đứng nguy cơ đột quỵ, sử dụng Alpha Brain còn giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Đây là một sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Olympian Labs nổi tiếng toàn cầu. Toàn bộ các chất có trong Alpha Brain đều được chiết xuất từ những loại dược liệu tự nhiên như: Ginkgo biloba, Bacopa monnieri, Gừng, Đu đủ… nên dùng rất lành tính và an toàn. Sản phẩm đã được kiểm chứng bởi FDA – Hoa Kỳ, tại thị trường Việt Nam, Alpha Brain đã được Bộ Y tế cấp phép.

Đột quỵ là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Di chứng để lại sau đột quỵ ngoài sức khỏe, nó còn gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế, làm mất thời gian, công sức và gây phiền toái đến những người thân. Chính vì thế, cần chủ động đẩy lùi nó, với cách thức nào thì nội dung bài viết trên đã chia sẻ rất rõ.