NỘI DUNG

1. Tai biến mạch máu não là gì?

2. Quy tắc nhận biết tai biến sớm

3. Cách cấp cứu tại chỗ cho người bị tai biến

4. Những sai lầm thường gặp khi cấp cứu người tai biến

5. Sản phẩm hỗ trợ chức năng não, phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

 

cấp cứu tai biến

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não được chia làm 2 trường hợp thường gặp là nhồi máu não và xuất huyết não.

Nhồi máu não là tình trạng quá trình cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngừng một cách đột ngột, các mạch dẫn máu lên não bị tắc nghẽn, xảy ra do một vùng vi mô não bị thiếu máu và gây ra hoại tử vi mô não, dẫn tới một số triệu chứng như liệt nửa người, cứng lưỡi, không nói được, méo miệng… đây đều là những dấu hiện điển hình ở bệnh nhân đột quỵ.

Xuất huyết não (chảy máu não) là tình trạng nguy hiểm hơn, có nguy cơ dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn, xảy ra khi thành mạch máu phải chịu áp lực quá lớn dẫn tới vỡ mạch máu. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là huyết áp tăng cao không được kiểm soát đúng mức.

Bên cạnh đó, một số tác nhân khác có thể gây ra đột quỵ như tuổi tác, các vấn đề có liên quan đến đái tháo đường, tim mạch... Tuy nhiên, căn bệnh tai biến mạch máu não hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này do một số thói quen không lành mạch bởi cuộc sống bận rộn, hiện đại hóa.

Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, trong vòng vài phút nếu người bệnh không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tình trạng chết tế bào não, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Cấp cứ tai biến kịp thời giúp giảm thiểu tổn thương não, nhất là đối với người đột quỵ do xuất huyết não, việc cấp cứ phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Tai biến mạch máu não là gì

2. Quy tắc nhận biết tai biến sớm

Khi cơn tai biến mạch máu não xuất hiện, bệnh nhân thường gặp những triệu chứng như:

- Chảy cơ mặt: 1 bên mặt rủ xuống, dẫn tới cả khuôn mặt bị lệch.

- Cánh tay buông thõng: một trong 2 cánh tay đột ngột mất lực, buông thõng xuống dưới, người bệnh không thể nhấc cả 2 tay.

- Gặp khó khăn trong khả năng nói chuyện: khi cơn tai biến bắt đầu ập đến sẽ ảnh hưởng tới khả năng nói chuyện của người bệnh, giọng nói ú ớ hoặc không nói được.

- Người bệnh hôn mê một cách đột ngột, tay chân tê bì, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, thị lực giảm.

Những dấu hiệu trên thường xảy ra một cách bất ngờ, thường kéo dài từ vài giây cho tới vài chục phút.

Những triệu chứng đầu tiên của tai biến mạch máu não có thể được tổng kết lại theo 2 quy tắc FAST hoặc BEFAST:

quy tắc fast

quy tắc befast

3. Cách cấp cứu tại chỗ cho người bị tai biến

Bệnh nhân đột quỵ nếu được đưa tới bệnh viện kịp thời thì cơ hội điều trị hiệu quả cao, nguy cơ để lại di chứng của bệnh thấp hơn. Ngược lại, bệnh nhân được đưa tới bệnh viên sau “giờ vàng” thì khả năng để lại di chứng cao và nghiêm trọng hơn, phương pháp điều trị phức tạp hơn và chi phí cũng lớn hơn. Tuy nhiên, số người được cấp  cứu tai biến kịp thời chỉ chiếm 1.5% tổng số người mắc phải tình trạng này theo công bố của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

“Giờ vàng” là thời gian sau khi cơn tai biến ập đến từ 4-6 tiếng.

cách cấp cứu người tai biến

Khi gặp một người có những dấu hiệu của tai biến, dù là những triệu chứng nặng hay nhẹ, bạn hãy gọi ngay xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viên gần nhất.

Trước khi người bệnh tới bệnh viện, bạn có thể thực hiện một số thao tác cấp cứu tại chỗ như sau:

- Đối với bệnh nhân tai biến chưa hôn mê:

+ Nhanh chóng đặt người bệnh nằm ở nơi rộng rãi, tư thế thoải mái và nới lỏng quần áo, cà vạt, khăn quàng cổ… để người bệnh dễ thở.

+ Không để bệnh nhân cố gắng nói chuyện, dẫn tới ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

+ Trường hợp người bệnh có dấu hiệu tê liệt nửa người, hãy giúp họ điều chỉnh tư thế, nằm nghiêng về phía bên người không bị tê liệt, đảm bảo không bị bít tắc đường thở, đầu hơi ngẩng lên khoảng 30 độ.

+ Tuyệt đối không để bệnh nhân ngã dẫn tới những chấn thương khác, nhất là ở vùng đầu.

+ Tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống hay sử dụng bất cứ một loại thuốc nào, đặc biệt là các thuốc giảm huyết áp… không cạo gió, xoa bóp, bấm huyệt hay tiến hành thao tác chích những đầu ngón tay nên mặt người bệnh.

- Đối với bệnh nhân tai biến đã hôn mê:

+ Đưa người bệnh đi đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

+ Luôn chú ý tới tình trạng mạch đập và khả năng hô hấp của người bệnh.

Trường hợp bệnh nhân quá khó thở, bạn có thể tiến hành hô hấp nhân tạo theo đúng quy trình thổi hơi vào miệng và ép tim lồng ngực bằng cách thổi ngạt 2 hơi và ép tim ngoài lồng ngực 10 lần.

+ Quan sát từng biểu hiện của người bệnh trong suốt quá trình cho tới khi xe cứu thương đến để có thể báo lại với các bác sỹ, giúp họ phán đoán và hiểu rõ hơn về tình hình, bởi người tai biến sẽ không thể giao tiếp trong lúc này.

Nếu hiểu và biết cách cấp cứu tai biến tại chỗ đúng cách, bạn có thể giúp một người đột quỵ tránh được “mũi tên của tử thần”, giúp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

4. Những sai lầm thường gặp khi cấp cứu người tai biến

- Để người đột quỵ đi ngủ hoặc nói chuyện với họ

Người bệnh sau khi trải qua cơn tai biến thường nói rằng họ có cảm giác buồn ngủ khi những dấu hiệu của đột quỵ xảy đến. Do vậy là những lần sau đó khi các triệu chứng tái phát, nhiều người thường để cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Điều này là hết sức sai lầm, bởi nó rút ngắn “giờ vàng” để điều trị bệnh, mà thời gian lại chính là yếu tố quan trọng nhất trong tác cấp cứu bệnh nhân tai biến. Bạn không nên để họ đi ngủ mà thay vào đó cần giữ cho họ tỉnh táo và gọi cấp cứu.

Tuy nhiên, trường hợp người bệnh ngã xuống thì bạn cũng không nên di chuyển họ lên giường hay tới một chỗ khác. Nếu muốn, bạn phải dùng cáng bởi chúng ta cần hạn chế cho người bệnh vận động.

- Đưa thức ăn hoặc đồ uống vào cơ thể người bị tai biến

Những cơn tai biến có thể xảy ra do một số vấn đề liên quan đến huyết áp, tiểu đường, tim mạch... nên nhiều người nghĩ rằng việc cho người bệnh uống thuốc, nước hoặc ăn nhẹ sẽ giúp cải thiện bệnh. Đây cũng là một điều hoàn toàn sai lầm, không những không có tác dụng mà còn khiến cho tình trạng trở nên nguy kịch hơn.

Trong nhiều trường hợp, cơn đột quỵ thường gây ảnh hưởng tới khả năng nhai và nuốt của nạn nhân, vì vậy ăn hay uống lúc này có thể gây nghẹn hoặc ngạt đường thở bởi thức ăn không thể trôi qua cổ họng người bệnh được.

đưa thức ăn đồ uống vào cơ thể bệnh nhân

- Lấy máu ở đầu ngón tay hoặc ở dái tai

Nhiều người truyền tai nhau rằng lấy máu ở đầu ngón tay hay ở dái tai người bệnh có thể đẩy lùi cơn đột quỵ. Tuy nhiên, bác sỹ và các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng những phương pháp này là phản khoa học, vô tình làm trì hoãn việc đưa người bệnh đến bệnh viện, rút ngắn “giờ vàng” của bệnh nhân.

5. Sản phẩm hỗ trợ chức năng não, phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Các bước cấp cứu cho người bị tai biến là chìa khóa giúp người bệnh được điều trị trong khung “giờ vàng”. Tuy nhiên, như đã cung cấp thông tin ở phần trên, có rất ít bệnh nhân tai biến được đưa tới bệnh viện trong khoảng thời gian vàng này. Nguyên nhân có thể do sự chủ quan của mỗi người cũng như sự thiếu hiểu biết của mỗi cá nhân.

Chính vì thế, hạn chế tối đa cơn đột quỵ vẫn là biện pháp tốt nhất để điều trị tai biến mạch máu não.

alpha brain

Alpha Brain - sản phẩm bổ sung giúp tăng cường chức năng não bộ, tăng cường tuần hoàn máu não, ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông và giảm sự dính nhớt, kết tập của tiểu cầu, đồng thời giảm căng thẳng, tạo sự hưng phấn cho hệ thần kinh, là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa các cơn tai biến.

Sản phẩm đến từ Olympian Labs, thương hiệu ra đời từ năm 1992 tại của Hoa Kỳ, một trong những nhãn hiệu được ưa chuộng tại Mỹ và hàng chục quốc gia khác trên thế giới với những sản phẩm chất lượng dành cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các sản phẩm của Olympian Labs có mặt ở khắp các châu lục và đã chính thức đến với Việt Nam.

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM TẠI ĐÂY