Nội dung

1. Nguyên nhân gây mỡ máu cao

2. Biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao

2.1. Biến chứng bệnh tim mạch

2.2. Biến chứng gan nhiễm mỡ

2.3. Biến chứng bệnh cao huyết áp

2.4. Biến chứng bệnh tiểu đường

2.5. Biến chứng suy giảm chức năng sinh lý ở cả nam và nữ

3. Các giải pháp làm giảm mỡ máu hiệu quả

 

1. NGUYÊN NHÂN GÂY MỠ MÁU CAO

Mỡ máu cao (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu) là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol, triglycerid. Mỡ máu tăng cao kéo dài có thể gây nên một số hậu quả xấu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm.

Trước đây, tình trạng máu nhiễm mỡ thường chỉ gặp nhiều ở người trên 60 tuổi, nhưng hiện nay bệnh càng gia tăng và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Biết được các nguyên nhân gây ra tình trạng tăng mỡ máu sẽ giúp bạn có kiến thức điều trị và phòng tránh bệnh ngay từ gốc của vấn đề.

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây mỡ máu cao:

1.1. Mỡ máu cao do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Mỡ máu cao liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống

Rối loạn mỡ máu liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như:

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, sữa nguyên kem, bơ, thịt đỏ, các loại thức ăn chiên, rán phải sử dụng nhiều dầu mỡ… sẽ làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ.

- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Với những người lười vận động (làm tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân), hay những người uống nhiều rượu, bia, hút thuốc… cũng là nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ cao. Nếu bị béo phì, nguy cơ tăng mỡ máu có thể xảy ra.

- Stress, căng thẳng: Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh máu nhiễm mỡ.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, thể hình gầy nhưng vẫn bị rối loạn lipid máu chủ yếu do di truyền trong gia đình.

1.2. Mỡ máu cao do tuổi tác và giới tính

Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa, trong đó có các bộ phận như: gan, mật. Sự lão hóa này dẫn đến rối loạn hoạt động tự điều chỉnh mỡ trong máu.

Các nghiên cứu cũng thấy rằng estrogen ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu, trong đó có mạch máu não. Nữ giới đang trong độ tuổi từ 15-45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu càng ngày càng tăng (mỡ máu tăng) và làm tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch ở nữ giới.

1.3. Máu nhiễm mỡ do ứ đọng

Khi giảm hoạt tính men lipoprotein lipaza do tăng chất ức chế men này (protamin, axít mật, NaCl), hoặc do giảm tiết heparin (như trong bệnh xơ vữa động mạch) thấy giảm thủy phân triglyceride (dưới dạng chylomicron) thì sẽ gây tăng lipid máu.

Với người bệnh thận hư, rối loạn mỡ máu là do các chất ức chế tiêu mỡ; ngoài ra trong bệnh này albumin huyết tương giảm (do protein niệu nghiêm trọng) do đó làm quá trình tiêu mỡ bị ức chế và tăng lipid máu. Tăng lipid máu sau khi chảy máu cũng phát sinh theo cơ chế này. Tiêm albumin cho bệnh nhân thận hư thấy hiện tượng tăng lipid máu chấm dứt.

2. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA MỠ MÁU CAO

Người bệnh máu nhiễm mỡ không chỉ bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng khó chịu như đau nhức đầu, sưng tê chân tay, cơ thể suy nhược… mà mỡ máu tăng quá cao trong thời gian dài còn có thể dẫn tới những biến chứng mỡ máu cao nguy hiểm. Tuy nhiên, đa số những người mắc bệnh lại đang chủ quan với những biến chứng này.

Dưới đây là những biến chứng mỡ máu cao bạn cần cảnh giác:

2.1. Biến chứng về bệnh tim mạch

Mỡ máu cao chính là kẻ thù của tim mạch. Đặc biệt, trong quá trình mỡ trong máu cùng dòng máu lưu thông trong thành mạch, Cholesterol cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô, tạo nên những mảng xơ vữa hay dễ hình thành những cục máu đông.

Những mảng xơ vữa này làm hẹp thành mạch máu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim. Khi các mảng xơ vữa di chuyển đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng động mạch dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn động mạch và gây ra đột quỵ não.

Do đó, khi mỡ trong máu tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch – biến chứng có khả năng gây tử vong cao nhất trong số những biến chứng mỡ máu cao.

Cholesterol tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch - Biến chứng mỡ máu cao nguy hiểm

2.2. Biến chứng gan nhiễm mỡ

Khi lượng chất béo được tạo ra quá nhiều, không thể chuyển hóa đủ nhanh và lượng mỡ dư thừa đó sẽ được lưu trữ lại trong gan. Nếu tỷ lệ mỡ tại gan nhiều hơn 5% trọng lượng của gan thì sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, tổn thương tế bào gan.

Ở mức độ nhẹ, gan có khả năng tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã chết. Tuy nhiên khi số lượng tế bào gan bị tổn thương quá nhiều, gan sẽ mất dần đi khả năng hồi phục, có thể gây suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, tình trạng mỡ máu tăng cao trong thời gian dài sẽ có thế dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho gan.

2.3. Biến chứng bệnh cao huyết áp

Máu nhiễm tăng cao gây nên các mảng xơ vữa động mạch, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Lúc này, để cung cấp đầy đủ máu cho cơ thể, buộc tim phải làm việc tích cực hơn, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể dẫn đến cao huyết áp.

Bên cạnh đó, rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp. Khi huyết áp tăng sẽ làm tổn thương các nội mô mạch máu, các cholesterol xấu dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa. Cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tai biến mạch máu não đe dọa tính mạng người bệnh.

>> Xem thêm: 5 cách điều trị mỡ máu tại nhà ai cũng có thể làm được

2.4. Biến chứng bệnh tiểu đường

Tăng Cholesterol còn có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm khác đó là bệnh tiểu đường. Theo một thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 70% đến 90% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có rối loạn mỡ máu. Bởi khi mỡ máu tăng cao sẽ có xu hướng kháng lại insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy có chức năng điều hòa chuyển hóa đường), làm tăng đường trong máu khiến người bệnh dễ mắc tiểu đường.

Đáng lo ngại hơn, người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 2 – 4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần so với bệnh nhân đái tháo đường thông thường.

2.5. Biến chứng suy giảm chức năng sinh lý ở cả nam và nữ

Mỡ máu cao còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả nam và nữ. Theo thống kê, có đến 80% các trường hợp nam giới tăng cholesterol máu có biểu hiện rối loạn cương dương và biểu hiện này sớm hơn những biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân tăng mỡ máu. Cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn ở nữ giới.

Ngoài các biến chứng mỡ máu cao nguy hiểm trên, người bệnh còn có thể bị đau và tê bàn chân, sa sút trí tuệ, sỏi mật, viêm tụy cấp,…

>> Như vậy có thể thấy, mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm, cũng như có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

3. CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM MỠ MÁU HIỆU QUẢ

Điều trị máu nhiễm mỡ không khó, nhưng đòi hỏi người bệnh phải thay đổi một lối sống lành mạnh và kiên trì trong suốt quá trình điều trị. Dưới đây là các giải pháp giảm mỡ máu hiệu quả giúp bạn ngăn chặn căn bệnh này trước khi có những biến chứng mỡ máu cao nguy hiểm.

3.1. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao

Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao

Để giảm mỡ máu hiệu quả, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như; thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ lợn, sò ốc, óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa. Bởi đây là các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao và chất béo bão hòa làm tăng mức triglyceride.

3.2. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa

Các chất béo chuyển hóa cũng là nguyên nhân làm tăng mức triglyceride gây máu nhiễm mỡ. Và nhiều thực phẩm nhân tạo được sản xuất thông qua quá trình gọi là hydro hóa có chứa lượng chất béo chuyển hóa rất cao. Nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy…

3.3. Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh

Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn càng nhiều rau, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn. Vì vậy, việc ăn nhiều trái cây, rau xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp giảm mỡ máu

Bạn có thể đưa các thực phẩm sau vào chế độ ăn giảm mỡ máu của mình:

- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức.

- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đỏ, đậu pinto, đậu nành…

- Dầu ôliu: Chỉ nên dùng khoảng hai muỗng canh mỗi ngày.

- Hành tây: Nên dùng 60g hành tây mỗi ngày.

- Rong biển: Đây là thực phẩm có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch.

- Ớt: Đây là một loại thực vật giảm mỡ máu tự nhiên vì vitamin C trong ớt có thể làm giảm lượng cholesterol máu.

- Súp lơ (bông cải): Hoạt chất Flavonoid trong súp lơ giúp làm sạch lòng mạch, giúp tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch.

- Cần tây: Thực phẩm này có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột.

- Các loại nấm: Nấm hương, linh chi, mộc nhĩ…. có tác dụng trong việc giảm cả cholesterol và triglycerid máu.

- Các loại rau rau củ quả khác: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mùng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, su hào, khoai các loại… Các loại quả như mận, bưởi, đào… đều là những thực phẩm có nhiều chất xơ, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.

3.4. Uống các loại trà có công dụng giảm mỡ máu

Trà xanh giúp giảm mỡ máu

Các loại trà có công dụng giảm mỡ máu thường chứa các hoạt chất như Flavonoid, Saponin, Quinon,… giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.

Bạn có thể uống một số loại trà giúp giảm mỡ máu cao như: trà xanh, trà giảo cổ lam, trà xạ đen, trà atiso đỏ,…

3.5. Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên

Duy trì cân nặng lý tưởng, và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, và đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ bị béo phì, một trong những nguyên nhân làm mỡ trong máu tăng cao.

Bạn có thể tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, một tuần 5 ngày. Bạn có thể đi bộ, chạy nhẹ, tập yoga, nhưng để có một sức khỏe tốt và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch, bạn cần tham gia vào các môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều như thể dục nhịp điệu. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn tập một môn thể thao nào đó, nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch.

3.6. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, người bị mỡ máu cao nên sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu có thành phần thảo dược tự nhiên để tránh các tác dụng phụ như thuốc Tây mang lại.

Hiện nay, Advanced Cholesterol Complex với công thức tiên tiến là sự kết hợp hiệp đồng từ các thành phần tự nhiên như Niacin, Men gạo đỏ, Phytosterol,... đã được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm cholesterol xấu và triglyceride trong máu giúp giảm mỡ máu cao, điều hòa đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, não bộ, khớp và da.

Ưu điểm nổi bật của sản phẩm là có chứa thành phần Red Yeast Rice (Men gạo đỏ). Trong men gạo đỏ có chứa monacolin K (một hoạt chất tương tự có trong thuốc lovastatin), nó được sử dụng như một loại Lovastatin tự nhiên trong điều trị mỡ máu cao. Men gạo đỏ được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol, lipid và triglycerides trong máu. Lượng triglycerides (chất béo bão hòa) cao làm tăng mức nguy hiểm cho tim mạch, gây đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Không chỉ thế, trong Advanced Cholesterol Complex còn chứa tổ hợp độc quyền Phytosterol (Beta Sitosterol, Campesterol and Stigmasterol), có tác dụng ngăn cản sự hấp thu Cholesterol vào cơ thể theo cơ chế chiếm chỗ. Phytosterol được coi như  thức ăn tốt cho tim mạch, nên có thể dùng lâu dài, được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và châu Âu (EFSA) khuyến nghị dùng hằng ngày, vì hàng trăm Nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch của Phytosterol.

Advanced Cholesterol Complex chính là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh mỡ máu cao. Bởi sản phẩm không chỉ có công dụng giảm mỡ máu nhanh và an toàn mà còn được sản xuất bởi Olympian Labs – Thương hiệu dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị của Mỹ.

Các sản phẩm của Olympian Labs đều được sản xuất theo đúng quy trình CGMP (Curent Good Manufacturing Practices), đảm bảo quy trình khép kín từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, bảo quản và phân phối. Mọi sản phẩm Olympian Labs mang đến tay người tiêu dùng đều đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hiện sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY