Nội dung

I. Tổng quan về bệnh đái tháo đường  

II. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường do đâu  

III. Những dấu hiệu và các biến chứng có thể gặp phải 

IV. Bật mí phương pháp phòng và điều trị bệnh đái tháo đường khoa học, hiệu quả  

V. Điều trị đái tháo đường với Advanced Glucose  

I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Làm rõ khái niệm bệnh đái tháo đường

Rất nhiều người biết bệnh đái tháo đường, tuy nhiên để hiểu chính xác về nó thì không phải ai cũng nắm rõ được. Đái tháo đường tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, với đặc trưng là lượng đường trong máu cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường. Do lượng tiết giảm insulin thấp và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose trong máu.

Bệnh tiểu đường được coi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh tiến triển âm thầm, biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh khác khiến nhiều người chủ quan. Chỉ khi bệnh tình trở nặng hoặc gây ra nhiều biến chứng khác thì người bệnh mới phát hiện, thăm khám và điều trị. Hiện nay, tỉ lệ mắc tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và tỉ lệ tử vong rất cao.

Bệnh đái tháo dường là căn bệnh diễn biến thầm lặng

2. Đái tháo đường được chia thành bao nhiêu loại?

Dựa vào triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh, người ta chia tiểu đường thành 3 loại. Đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Cụ thể:

- Tiểu đường tuýp 1: là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đối tượng hay mắc tuýp 1 thường là người trẻ dưới 20 tuổi.

- Tiểu đường tuýp 2: insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin. Phần lớn người mắc tiểu đường tuýp 2 thường là những người cao tuổi. Tuy nhiên nó đang có xu hướng bị trẻ hóa.

- Tiểu đường thai kỳ: tình trạng này thường chỉ xuất hiện với những người mang thai. Ở phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone sẽ tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh con, tình trạng này sẽ chấm dứt nếu được điều trị đúng cách.

Bên cạnh 3 loại tiểu đường trên, giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 còn có tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa đường khi đói hoặc rối loạn dung nạp đường khiến chỉ số đường huyết tăng cao nhưng chưa vượt ngưỡng để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nặng và để lại những hậu quả không lường được.

So sánh ba loại đái tháo đường

II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG DO ĐÂU?

Mọi căn bệnh đều có nguyên do của nó, tiểu đường cũng vậy. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, mà nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt không điều độ gây nên. Những thói quen đó gây thiếu hụt insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Cùng điểm qua thông tin dưới đây nhé:

- Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Khi đó, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.

Do đó ta thường thấy những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn bình thường.

- Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ, gặp nhiều căng thẳng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dễ hơn người bình thường. Khi giấc ngủ bị rối loạn, hoóc môn cortisol tăng, gây mất cân bằng lượng glucose trong cơ thể.

- Những người bị sỏi thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

- Hệ miễn dịch bị suy giảm: Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu gây ra tiểu đường tuýp 1. Hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến tình trạng không thể sản xuất hoặc suy giảm insulin.

- Chế độ ăn uống không khoa học: Đồ ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt, nhiều tinh bột dẫn đến việc tuyến tụy làm việc hết công suất dẫn đến quá trình chuyển hóa insulin bị rối loạn. Đặc biệt, sử dụng thịt đỏ, đồ ăn chế biến, đóng hộp sẵn làm tăng nguy cơ tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2. Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Bên cạnh đó, trong thịt đỏ thường chứa nhiều sắt, vì vậy, khi ăn quá nhiều thịt đỏ, lượng sắt này sẽ kết hợp với lượng sắt trong cơ thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường.

- Lười vận động thể dục, thể thao: Khi cơ thể nạp vào một lượng năng lượng nhất định, bên cạnh hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bạn cần vận động để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

- Mắc bệnh buồng trứng đa nang: Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.

- Thường xuyên bỏ bữa sáng. Như chúng ta đã biết, bữa sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến các cơ quan khác. Những người bỏ bữa sáng thường có nguy cơ bị hạ đường huyết, do đó họ thường lạm dụng đồ ngọt. Vì thế kích thích sản sinh insulin quá mức, gây bệnh.

- Do tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.

Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

III. NHỮNG DẤU HIỆU VÀ CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP PHẢI

1. Những dấu hiệu cần lưu ý

Nhận biết bệnh tiểu đường ở giai đoạn mới chớm sẽ làm tăng khả năng điều trị và khỏi bệnh nhanh hơn cho bệnh nhân. Vì vậy cần lưu ý những dấu hiệu sau đây:

- Vết thương chậm lành hơn bình thường, thường xuyên bị nhiễm trùng

- Cảm thấy chóng đói: Khi không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan khác bị thiếu năng lượng, dẫn đến cạn kiệt năng lượng

- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Do đó bạn có thể có cảm giác khát. Kết quả là, bạn có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Bị mờ mắt: Khi lượng đường trong máu quá cao, chất dịch nhầy bị đẩy khỏi cơ thể khiến mắt bị mờ.

- Rối loạn chức năng sinh lý, giảm ham muốn.

- Sút cân: Mặc dù bạn ăn rất nhiều nhưng vẫn sút cân, ăn nhiều nhưng không có cảm giác no, nhanh đói, đó có thể  là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.

- Bị ngứa ran, đau hoặc tê bì tay chân

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tính mạng như:

- Tổn thương mạch máu: Biến chứng này thực sự rất nguy hiểm. Bởi nếu tổn thương ở mạch máu lớn có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi.

Tổn thương ở mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan như thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây suy thận mãn dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay phải ghép thận, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, dị cảm ở 2 chi dưới…

- Bệnh nhân bị tiểu đường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

- Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến các bệnh như gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy,…

- Bệnh nhân thường xuyên ngứa da gây khó chịu, hay bị mụn nhọt, khó lành vết thương và dễ nhiễm trùng.

các biến chứng của bệnh đái tháo đường

IV. BẬT MÍ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHOA HỌC, HIỆU QUẢ

Bệnh tiểu đường được biết đến là một trong những căn bệnh mãn tính rất khó điều trị. Do đó, mỗi người cần phải phòng chống bệnh tiểu đường bằng việc thay đổi những thói quen hàng ngày sao cho khoa học.

1. Phòng chống bệnh tiểu đường

- Chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Hạn chế sử dụng những loại đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá. Ngoài ra, cần cân nhắc món thịt đỏ và thức ăn qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói bởi hàm lượng cholesterol trong các loại thực phẩm này có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

- Tập luyện thể thao, nhất là đi bộ: Đi bộ nhiều mang lại tác dụng thần kỳ, đó là vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin giúp vận chuyển đường máu vào tế bào, địa chỉ cần đến để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, nếu không nó sẽ quẩn quanh trong mạch máu, bám dính vào thành mạch máu dần dần sẽ sinh ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Không thức khuya, ngủ đủ giấc: Khi mất ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết. Do đó, cần ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể mạnh khỏe, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường nhé.

- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: Khi bị stress, cơ thể sẽ có phản ứng tức thì, thể hiện ở chỗ tim đập nhanh hơn, nhịp thở nhanh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao. Vì thế, tránh căng thẳng là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Do vậy, bạn có thể tập yoga hoặc xem cac bộ phim, nghe nhạc để tinh thần được thoải mái.

- Tầm soát bệnh đái tháo đường thường xuyên để kịp thời phát hiện.

Nhwunxg loại thwusc ăn tốt cho người đái tháo đường

2. Điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả

- Điều trị bằng thảo dược

Theo chuyên gia khoa học, những loại thực phẩm như dây thìa canh, nha đam, mướp đắng, cây cà ri, cây húng quế,…  Chúng không chỉ có tác dụng làm tăng oxy hóa glucose, giúp ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, hạ đường huyết mà còn đóng vai trò như insulin. Chúng giúp cơ thể tăng tiết insulin và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Vì thế bạn có thể sử dụng chúng trong thực đơn hàng ngày của mình.

- Điều trị bằng thuốc

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng phương pháp bổ sung insulin.

Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường là giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrate ở ruột. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

Sử dụng Advanced Glucose giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị các biến chứng tiểu đường.

Advanced Glucose Support - Hỗ Trợ Ổn Định Đường Huyết Và Ngăn Ngừa Các Biến  Chứng - Lọ 60 Viên | Shopee Việt Nam

>>> Xem chi tiết sản phẩm: Tại đây

V. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI ADVANCED GLUCOSE

Một trong những sản phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng, người dùng ưa chuộng đó là Advanced Glucose của nhà Olympians Labs. Với những công dụng tuyệt vời trong việc ổn định đường huyết có thể kể đến là:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.

- Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.

- Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.

Advanced Glucose hỗ trợ ổn định đường huyết

Sở dĩ, có những tác dụng tốt như vậy là bởi vì trong sản phẩm này chứa những thành phần đặc biệt giúp ổn định lượng đường huyết hiệu quả. Đó là:

1. Chiết xuất dây thìa canh: 350mg tinh chất Gymnema

- Gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng gây ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose. Khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Do đó nó khiến người dùng mất cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế được lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể.

- Gymnemic có vai trò kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, từ đó giúp cơ thể kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu.

- Giúp kích thích sản sinh tế bào β của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên nhờ đó giảm lượng đường ở máu, kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, vừa phải.

- Bên cạnh đó Gymnemic còn làm giảm hoạt tính của enzyme tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng đường huyết, giảm sinh đường mới tại gan, tăng men sử dụng đường ở các mô, cơ.

- Gymnemic có trong dây thìa canh cũng có tác dụng kiểm soát tốt chỉ số HbA1c và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường có thể gây ra.

Vì khi vào đến ruột, hoạt chất này sẽ thực hiện cạnh tranh với đường glucose, giúp ngăn không cho hấp thu đường vào máu, đồng thời acid gymnemic cũng giúp gây ức chế gan tái tạo glucose vào máu.

- Bên cạnh đó, hoạt chất này còn kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ và sử dụng đường tại các mô cơ. Chính nhờ vào hoạt chất này mà dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết rất tốt.

- Dây thìa canh có tác dụng chuyển hóa lipid và đào thải lipid cũng diễn ra nhanh hơn qua phân. Từ đó, có thể ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch tốt hơn.

Bên cạnh những tác dụng trên, một tác dụng được rất nhiều chị em ưa chuộng đó thành phần Gymnemic trong dây thìa canh còn có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính trong cơ thể.

Nhờ đó mà giảm được lượng mỡ thừa của cơ thể và cân nặng của họ được kiểm soát tốt hơn. Đồng thời hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Dây thìa canh Gymnema Sylvestre giúp hạ đường huyết, chữa tiểu đường

2. Benfotiamine là dẫn xuất của thiamine (vitamin B1)

 Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care năm 2006. Trong nghiên cứu, 13 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được cho ăn một bữa ăn có hàm lượng AGE cao trước và sau ba ngày bổ sung 1.050 mg benfotiamine hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng benfotiamine có thể bảo vệ chống tình trạng stress oxy hóa gây ra bởi lượng AGE.

- Benfotiamine giúp tăng cường tổng hợp enzyme hoạt lực thấp transketolase: transketolase giúp làm giảm quá trình thủy phân glycogen giải phóng glucose, do đó giúp cải thiện mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

- Benfotiamine giúp hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường: Tăng đường huyết gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của cơ thể, từ đó gây ra các biến chứng chính của bệnh tiểu đường. Benfotiamine giúp hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường tới các dây thần kinh, võng mạc, thận… bằng cách ức chế sự tích tụ các chất độc hại trong các mạch máu do dư thừa glucose.

- Hơn thế nữa, benfotiamine thúc đẩy sự hồi phục tình trạng sau thiếu máu cục bộ nhờ sự phục hồi hình thành mạch máu và ức chế hiện tượng apoptosis mạch máu. Những kết quả này cho thấy điều trị bằng benfotiamine để phòng ngừa tổn hại các cơ quan gây ra do tăng đường huyết theo con đường phức tạp, bởi đó sự hoạt hóa của transketolase dường như đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 

Ngoài ra, bản chất cũng là một hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, do đó benfotiamine cũng góp phần vào quá trình làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường do quá trình phá hủy các tổ chức nội mô bởi các tác nhân oxy hóa.

3. Vitamin B1

- Vitamin B1 có tác dụng bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi những tác động có hại của tình trạng nồng độ đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung vitamin B1 được cho có lợi cho hầu hết bệnh nhân tiểu đường (tuýp 1 lẫn tuýp 2) bởi 70-90% người bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin B1.​

- Vitamin B1 là nhóm vitamin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. theo các chuyên gia, vitamin b1 có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường hiệu quả.

4. Xuất xứ từ thương hiệu nổi tiếng

Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Olympian Labs – Một trong những thương hiệu hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bổ sung, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Advanced Glucose là sản phẩm được sản xuất từ 100% thành phần tự nhiên, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe nhất tại thị trường Mỹ.

 Đặc biệt, Olympian Labs là một trong những thương hiệu hiếm hoi đạt chứng chỉ NSF International - Chứng nhận bên thứ ba độc lập được công nhận chuyên kiểm tra và chứng nhận các sản phẩm để xác minh rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cộng. Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này mang nhãn hiệu NSF.

Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn mà sản phẩm mang lại.

Olympian Labs – Thương hiệu số 1 trong dòng hỗ trợ điều trị

5. Các đối tượng nên sử dụng

- Người có lượng đường máu không ổn định,

- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2

- Những người có nguy cơ mắc đái tháo đường.

* Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.